1. Dây nguồn tủ lạnh gặp sự cố
Đây không phải một sự cố quá hiếm gặp nhưng ít được người dùng chú ý bởi dây nguồn thường nằm phía sau tủ lạnh và thường xuyên bị che khuất nên khi xảy ra sự cố gì cũng sẽ rất khó để phát hiện.
Dây nguồn tủ lạnh của bạn có thể đã bị vật nuôi hoặc côn trùng cắn làm hư hỏng hoặc trong lúc vệ sinh, sửa tủ lạnh tại nhà bạn đã vô tình làm lỏng dây mà không để ý. Điều này sẽ khiến nguồn điện không được cung cấp cho thiết bị một cách liền mạch.
Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm khi tủ lạnh liên tục bị ngắt là kiểm tra để đảm bảo dây nguồn tủ lạnh được cắm một cách chắc chắn. Bạn sẽ không muốn gọi thợ sửa tủ lạnh đến nhà chỉ để cắm lại dây thiết bị cho bạn phải không?
Nếu dây nguồn không gặp vấn đề gì, hãy kiểm tra đến ổ cắm. Nếu ổ cắm bị hỏng, việc sử dụng dây nối với ổ cắm khác để tủ lạnh hoạt động tạm thời có thể là giải pháp giúp giải quyết sự cố ngắt điện mà không làm hỏng thực phẩm. Nhưng đây không phải là một giải pháp lâu dài và dứt điểm
Sau khi đã tạm thời giữ tủ lạnh được hoạt động, hãy gọi thợ sửa tủ lạnh tại nhà đến để kiểm tra và khắc phục tận gốc vấn đề.
2. Bộ điều chỉnh nhiệt độ gặp vấn đề
Tủ lạnh luôn luôn hoạt động nhưng nó chỉ hoạt động trong một số chu kỳ nhất định. Bộ điều khiển nhiệt độ bên trong tủ lạnh của bạn kích hoạt một vài lần trong ngày để đảm bảo rằng tủ lạnh và tủ đông của bạn vẫn giữ được nhiệt độ phù hợp để bảo quản thực phẩm tốt nhất. Nếu bộ điều chỉnh nhiệt độ gặp vấn đề, tủ lạnh của bạn có thể tự động bật và tắt liên tục.
Bộ điều khiển nhiệt độ của thiết bị nằm phía sau nút điều chỉnh nhiệt độ. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn thay thế bộ điều nhiệt ngay tại nhà trên Internet. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích người dùng tự sửa tủ lạnh tại nhà với những vấn đề phức tạp như này.
Nếu bạn vẫn muốn tự sửa chữa thiết bị, bạn nên lưu ý đến hai điểm quan trọng. Thứ nhất là luôn rút phích cắm của tủ lạnh để tránh nguy cơ bị điện giật hay các sự cố không đáng có khác. Thứ hai, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng thiết bị bởi trong đó có thể bao gồm vị trí của bộ điều nhiệt và cách sửa tủ lạnh tại nhà.
Trong trường hợp bạn không thể tự thay thế, hãy tìm đến các địa chỉ sửa tủ lạnh tại nhà uy tín để thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến và kiểm tra thiết bị. Cách này có thể tốn mất một khoản phí nhất định nhưng đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn việc tự sửa tủ lạnh tại nhà rất nhiều.
3. Lỗi bộ hẹn giờ rã đông
Bộ hẹn giờ rã đông trong tủ lạnh của bạn sẽ kiểm soát thời điểm hoạt động rã đông diễn ra. Điều này đồng nghĩa với việc tủ lạnh sẽ tự động rã đông mà bạn không cần phải tự rã đông thủ công.
Bộ hẹn giờ rã đông hoạt động như một chiếc đồng hồ đếm ngược. Nó không chạy liên tục mà sẽ bật trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu tủ lạnh của bạn khởi động rồi ngay lập tức tắt thì có thể bộ hẹn giờ rã đông đang bị lỗi.
Một số tủ lạnh có hệ thống rã đông rất phức tạp nên được chuyên gia xử lý tốt hơn là tự xử lý tại nhà.
4. Cuộn dây ngưng tụ bị bẩn
Có rất nhiều vấn đề có thể được khắc phục chỉ bằng cách giữ sạch cuộn dây ngưng tụ. Đây là lý do bạn nên giữ sạch cuộn dây ngưng tụ thường xuyên thay vì chỉ đến khi thiết bị gặp sự cố mới tìm cách xử lý vấn đề.
Các cuộn dây ngưng tụ sẽ được đặt ở mặt sau của tủ lạnh hoặc ở phía dưới sau tấm chắn. Theo thời gian, các cuộn dây ngưng tụ sẽ bắt đầu tích tụ bụi và mảnh vụn. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến việc tích tụ nhiệt và làm cho máy nén chạy liên tục, cuối cùng là bị hư hỏng do quá tải.
Lúc này máy nén sẽ rất nóng và cuộn dây ngưng tụ sẽ khá ấm do nhiệt bị giữ lại trong chất làm lạnh. Nếu máy nén quá nóng, nó có thể làm ngắt rơle, đồng thời gây ra tiếng kêu lạch cạch không đều và làm ngắt điện tủ lạnh. Nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi các cuộn dây được làm sạch.
Việc làm sạch cuộn dây ngưng tụ không cần phải diễn ra thường xuyên nhưng lại rất quan trọng và bạn cần phải ghi nhớ. Bạn nên vệ sinh cuộn dây ngưng tụ ít nhất mỗi năm một lần.
Để làm sạch bộ phận này, trước tiên, bạn cần rút phích cắm của tủ lạnh hoặc trực tiếp dập cầu dao ở vị trí của thiết bị để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sửa tủ lạnh tại nhà.
Sau đó, sử dụng bàn chải lông mềm hoặc dùng máy hút bụi nhỏ, cầm tay để loại bỏ bụi bẩn bám lại trên cuộn dây ngưng tụ. Điều này sẽ ngăn chặn bất kỳ sự tích tụ nào và đảm bảo rằng các cuộn dây có thể thoát nhiệt và giữ cho tủ lạnh của bạn luôn giữ được nhiệt độ thích hợp và không còn tình trạng ngắt điện đột ngột.
5. Chế độ nghỉ trên tủ lạnh
Có thể nhiều người sẽ không biết về chức năng này của tủ lạnh nhưng đây là một tính năng rất hữu ích và tiết kiệm năng lượng khi sử dụng tủ lạnh.
Chế độ nghỉ không phải là tính năng phổ biến ở các tủ lạnh truyền thống không có màn hình cảm ứng hoặc bảng điều khiển. Các loại tủ lạnh hiện đại có màn hình và bảng điều khiển là những mẫu có thể tận dụng được tính năng này. Một số tủ lạnh side-by-side cũng có tính năng này. Tính năng này thường được đặt trên bảng hiển thị, bảng điều khiển hoặc có nút riêng cho nó.
Chế độ nghỉ là một tính năng được các nhà sản xuất thiết kế để giảm mức sử dụng điện năng của tủ lạnh khi bạn rời khỏi nhà, đi nghỉ mát hoặc đi công tác trong vài tuần. Khi kích hoạt, chế độ này giúp tủ lạnh hoạt động bình thường nhưng vẫn duy trì nhiệt độ các ngăn khác ở mức 15 độ C.
Khi bạn ở ngoài trong khoảng thời gian dài như, hầu hết thực phẩm bên trong tủ lạnh của bạn có khả năng cao sẽ bị hỏng. Thời gian này thường dài hơn thời hạn sử dụng của hầu hết thực phẩm trong tủ lạnh. Do đó, chế độ này sẽ khắc phục vấn đề này của bạn.
Nếu màn hình của tủ lạnh liên tục tắt nhưng bản thân tủ lạnh vẫn giữ được nhiệt độ ổn định thì có thể nó được đặt ở chế độ nghỉ. Điều này có thể khiến tủ lạnh tắt màn hình hoặc sử dụng thêm nguồn điện dẫn đến ngắt mạch.
Bạn có thể tìm hiểu trong hướng dẫn sử dụng để xác nhận xem tủ lạnh của mình có được thiết kế với chế độ nghỉ hay không. Nếu có thì được hiển thị bằng nút bấm nào và làm sao để bật/tắt nó. Nếu không, bạn có thể bỏ qua cách xử lý này.
Tham khảo từ: applianceanalysts.com