Thói quen bật – tắt thiết bị điện liên tục tưởng chừng tiết kiệm lại đang khiến thiết bị xuống cấp nhanh, tốn điện hơn và làm tăng hóa đơn mỗi tháng. Hãy cùng điểm lại những thiết bị quen thuộc trong nhà mà bạn có thể đang sử dụng sai cách, chỉ vì tâm lý sợ tốn điện.
1. Tắt máy giặt giữa chừng
Một số người vẫn có thói quen tắt máy giặt ngay khi thấy máy quay xong hoặc giặt xong vài món đồ, với suy nghĩ như vậy sẽ tiết kiệm được điện. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực ra cách này lại đang làm hại máy và tốn điện hơn bạn tưởng.
Máy giặt hoạt động theo một chu trình gồm nhiều bước từ giặt, xả đến vắt. Khi bạn ngắt máy giữa chừng, đồng nghĩa với việc máy chưa kịp xả sạch xà phòng hay vắt khô quần áo. Hành động này không chỉ làm quần áo giặt chưa sạch mà còn có thể khiến bảng điều khiển bị lỗi vì dòng điện bị cắt ngang.
Thêm một điều nữa ít người để ý là giặt quá ít đồ trong mỗi lần chạy máy không giúp tiết kiệm điện hay nước. Bởi vì, máy vẫn phải dùng gần như cùng một lượng điện, nước như khi giặt đủ tải, nhưng hiệu quả thì lại thấp hơn nhiều.
Vậy nên nếu bạn muốn tiết kiệm thực sự, hãy gom quần áo cho đủ số lượng mỗi lần giặt theo khối lượng của máy. Nếu có nhu cầu giặt ít, hãy chọn chế độ giặt nhanh hoặc tiết kiệm thay vì khởi động cả chu trình giặt tiêu chuẩn rồi dừng giữa chừng.

2. Ngắt máy hút bụi sau vài phút khởi động
Máy hút bụi vốn tiêu thụ điện không quá nhiều, nhưng nhiều người vẫn bật tắt liên tục trong lúc vệ sinh để đỡ nóng máy hoặc giảm hao điện. Tuy nhiên, cách dùng này không những không giúp tiết kiệm mà còn có thể dẫn đến kết quả ngược lại.
Mỗi lần khởi động lại, máy cần một lượng điện lớn hơn để kích hoạt mô tơ dẫn đến hao điện năng nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, máy hút bụi khi bị ngắt đột ngột có thể chưa kịp loại bỏ hết bụi bẩn, khiến bạn phải dọn lại từ đầu. Chưa kể việc này có thể làm nóng mô tơ, ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tốn thêm một khoản tiền lớn để sửa chữa máy hút bụi tại nhà hoặc tệ hơn là phải thay máy mới khi chưa dùng được bao lâu.
Để hút bụi hiệu quả và tiết kiệm, bạn nên lên kế hoạch dọn dẹp theo từng khu vực cụ thể. Khi đã khởi động máy, hãy cố gắng hút một mạch cho đến khi hoàn thành toàn bộ khu vực cần dọn dẹp rồi mới tắt máy hoàn toàn.
3. Tắt bếp từ ngay sau khi nấu
Một hành vi phổ biến ở nhiều gia đình là ngắt nguồn điện ngay sau khi nấu xong trên bếp từ, với lý do không muốn lãng phí điện khi đã nhấc nồi ra. Nhiều người dùng các dòng bếp từ hiện đại như Fagor chia sẻ rằng chỉ vì thói quen rút điện ngay sau khi nấu, họ đã phải sửa chữa bếp từ Fagor không ít lần mà chi phí cũng chẳng hề rẻ.
Vì khi bạn tắt nguồn quá sớm khiến hệ thống làm mát không kịp tản nhiệt, dẫn đến linh kiện bị nóng lâu, om nhiệt và giảm tuổi thọ. Lâu ngày, cảm biến nhiệt hoặc bo mạch có thể hư hỏng, và lần nấu sau sẽ tốn điện hơn để đạt nhiệt độ ổn định.
Cách dùng đúng là giữ nguồn trong vài phút sau khi kết thúc nấu nướng để quạt gió hoạt động hết chu trình làm mát. Trên mặt bếp thông thường có đèn báo đỏ sau khi chúng ta đun nấu, đợi đèn này tắt là lúc chúng ta có thể ngắt nguồn điện.

4. Bật – tắt bình nóng lạnh liên tục trong ngày
Với tâm lý chỉ bật bình nóng lạnh khi cần dùng, nhiều người chọn cách bật lên trước lúc tắm và tắt ngay sau đó. Nhưng sự thật thì mỗi lần bật, bình sẽ tiêu tốn lượng điện lớn để làm nóng nước từ đầu.
Điều này đặc biệt đúng với bình gián tiếp, vốn có dung tích lớn và mất nhiều thời gian làm nóng. Bật – tắt nhiều lần trong ngày không những tốn điện mà còn khiến thiết bị nhanh xuống cấp do hoạt động khởi động lặp đi lặp lại.
Với những gia đình có lịch sinh hoạt ổn định, hãy bật bình 1–2 lần/ngày vào khung giờ cố định. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng ổ cắm hẹn giờ để tự động ngắt bình nóng lạnh sau một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.
5. Rút điện tủ lạnh khi không dùng
Một số gia đình có thói quen rút điện tủ lạnh khi không có nhiều thực phẩm bên trong, hoặc khi chỉ sử dụng ngăn đá. Họ nghĩ rằng tắt thiết bị vài giờ hoặc qua đêm sẽ giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, điều này có thể khiến block làm lạnh phải hoạt động cường độ cao mỗi lần khởi động lại, dẫn đến tiêu hao điện năng nhiều hơn và giảm tuổi thọ máy.
Tủ lạnh là thiết bị cần được duy trì ở trạng thái ổn định để đảm bảo hiệu suất làm lạnh và độ bền. Việc bật – tắt liên tục không chỉ khiến hơi lạnh thất thoát mà còn gây tích tụ hơi ẩm, dễ phát sinh mùi hôi nếu không vệ sinh kỹ. Đặc biệt, khi block hoạt động không đều, tủ dễ hỏng hóc hơn trong thời gian dài. Nếu bạn để ý thấy tủ lạnh nhà mình dạo gần đây làm lạnh kém, phát ra tiếng lạ hoặc có mùi hôi dù đã vệ sinh kỹ thì tốt hơn hết là nên liên hệ trung tâm sửa tủ lạnh để kiểm tra.
Khi tủ không có nhiều thực phẩm, thay vì nghĩ đến việc rút điện, bạn có thể hạ nhiệt độ xuống thấp hơn, hoặc sử dụng chế độ tiết kiệm điện nếu tủ có hỗ trợ. So với việc bật lên – tắt đi nhiều lần mỗi ngày, giữ cho tủ chạy đều đặn vẫn là lựa chọn hợp lý và an toàn hơn rất nhiều.

Tiết kiệm điện không phải là rút dây càng sớm càng tốt, hay chỉ bật thiết bị khi thật cần, mà ở cách sử dụng hợp lý, đúng chức năng và đúng thời điểm. Nếu bạn từng áp dụng một trong những cách trên vì nghĩ rằng mình đang tiết kiệm, thì giờ là lúc xem xét lại.