Skip to content

05 nguyên nhân thường gặp khiến tủ lạnh có mùi khét

Tủ lạnh có mùi khét chắc chắn sẽ khiến người dùng phải lo lắng nhưng bạn sẽ cần phải thật bình tĩnh xác định nguyên nhân của sự cố để có phương án khắc phục phù hợp nhất.

1. Sự cố với phích cắm hoặc ổ cắm

Nguyên nhân đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến là sự cố với ổ cắm của gia đình hoặc phích cắm của thiết bị. Trường hợp này thường xảy ra khi phích cắm bị cắm sai cách hoặc bị cắm lỏng trong ổ cắm, lượng điện truyền từ phích cắm đến thiết bị tăng lên, dẫn đến việc xuất hiện các tia lửa, gây tích tụ nhiệt và mùi khét sẽ bốc ra từ vật liệu cách nhiệt và nhựa nóng. 

Ngoài ra, nguyên nhân khác dẫn đến sự cố này là do có vấn đề với tải trên ổ cắm đó. Nếu bạn cắm nhiều thiết bị vào ổ cắm này, nó có thể gây ra dòng điện lớn hơn mức mà ổ cắm có thể xử lý. Thông thường với các thiết bị lớn như tủ lạnh sẽ cần có ổ cắm riêng.

Một dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn có thể kiểm tra khả năng này là khi ổ cắm nóng chảy hoặc bị đen do nhiệt, mùi khét cũng sẽ bốc lên nồng nặc mỗi khi bạn đến gần tủ lạnh.

Ổ cắm của tủ lạnh thường ở vị trí khuất nên khi xảy ra sự cố sẽ rất khó phát hiện và nhiều người dùng cũng không thường nghĩ đến trường hợp này. Do đó, khi ngửi thấy mùi khét ở khu vực của tủ lạnh hay bất kể thiết bị điện lạnh nào khác, bạn nên kiểm tra ổ cắm, phích cắm đầu tiên.

Để sửa tủ lạnh trong tình huống này, trước tiên, bạn sẽ cần dập cầu dao ở vị trí có thiết bị để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân bạn và gia đình. Sau đó, đợi một vài phút trước khi rút phích cắm của tủ lạnh và không gắn lại cho đến khi ổ cắm được cố định.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy ổ cắm đã bị đen và nóng chảy nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên sử dụng ổ cắm khác. Tuyệt đối không tự ý xử lý tình huống nếu không đảm bảo an toàn hoặc không có kiến thức sửa tủ lạnh tại nhà hay các thiết bị điện lạnh khác thì nên để thợ điện chuyên nghiệp xử lý vấn đề.

Sự cố với phích cắm hoặc ổ cắm
Sự cố với phích cắm hoặc ổ cắm

2. Dây điện của thiết bị bị đứt, cháy sém

Nếu ổ cắm hay phích cắm của thiết bị không gặp vấn đề gì, hãy kiểm tra đến dây điện. Bạn nên kiểm tra xem lớp cách điện có bị hỏng hay có vết cháy nào trên dây nguồn hay không. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần phải thay toàn bộ dây nguồn. 

Thay dây nguồn tại nhà không phải là bất khả thi nhưng chúng tôi không khuyến khích bạn sửa tủ lạnh nếu không có kiến thức chuyên môn hay kỹ năng sửa chữa chuyên nghiệp.

Nếu bạn quyết định tự mình thay thế dây nguồn tủ lạnh bị trục trặc, bạn sẽ cần đảm bảo tuân thủ tất cả các biện pháp an toàn và ngay lập tức liên hệ với thợ điện khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

3. Linh kiện bên trong tủ lạnh bị cháy

Linh kiện bên trong như rơ-le, hệ thống dây điện gặp sự cố có thể là do người dùng sử dụng tủ lạnh không đúng cách như: đóng mở cửa tủ lạnh liên tục, quên đóng cửa và khiến rơ le cảm biến nhiệt đóng ngắt liên tục. Điều này dẫn đến một số linh kiện bên trong tủ lạnh hoạt động không ổn định, chập cháy.

Đối với trường hợp này, bạn không nên tự sửa tủ lạnh bởi nó sẽ liên quan tới cấu trúc bên trong của thiết bị và thường rất phức tạp, ngay cả với những thợ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp. 

Hơn nữa, nếu tự sửa chữa mà làm hư hỏng các linh kiện bên trong thì sẽ còn liên quan tới vấn đề bảo hành thiết bị. Do đó, phương án tối ưu nhất trong trường hợp này là tìm đến các địa chỉ sửa tủ lạnh tại nhà và để chuyên gia đến kiểm tra và sửa chữa thiết bị.

4. Cuộn ngưng tụ tủ lạnh bị bám bẩn

Nếu tủ lạnh của bạn có cuộn dây ngưng tụ bẩn, có khả năng đây là nguyên nhân gây ra mùi khét từ tủ lạnh. Cuộn ngưng tụ của tủ lạnh thường nằm ở dưới vị trí của quạt, được che chắn bởi một tấm che. 

Nhiệm vụ của bộ phận này là bảo vệ máy nén và các bộ phận khác của hệ thống làm lạnh, giúp bảo vệ máy nén khỏi các tác động có thể gây hư hỏng như quá nhiệt, quá dòng điện, hoặc các sự cố trong hệ thống điện. Chính vì vậy, nếu bộ phận này bị bám quá nhiều bụi bẩn, nhiệt không thể thoát ra và tạo ra mùi khét khó chịu. 

Khi cuộn ngưng tụ bị bẩn, việc bạn cần làm sẽ là vệ sinh nó:

Đầu tiên, hãy rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi ổ cắm hoặc trực tiếp dập cầu dao ở vị trí của thiết bị để tránh trường hợp bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình vệ sinh. Khi bạn đã thực hiện việc này, hãy làm theo các bước dưới đây:

  • Cuộn ngưng tụ thường được đặt ở gần máy nén hoặc gần vị trí của bộ dàn ngưng tụ trên tủ lạnh. Đôi khi nó có thể được bọc trong một vỏ nhựa để bảo vệ.
  • Dùng một khăn mềm hoặc bông tẩy trang nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn bám trên bề mặt bên ngoài của cuộn ngưng tụ. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng một chút dung dịch tẩy rửa nhẹ để lau sạch các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, loại chất tẩy rửa được sử dụng phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc tư vấn của người có chuyên môn.
  • Bạn có thể sử dụng bình phun khí nén hoặc bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn một cách cẩn thận. Đảm bảo không làm hỏng các phần tử bên trong cuộn ngưng tụ.
  • Sau khi làm sạch, để cuộn ngưng tụ khô hoàn toàn trước khi cắm lại phích cắm và khởi động lại tủ lạnh. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng điện áp không chính xác và hao hụt điện năng.
  • Trước khi bật nguồn điện lại, hãy kiểm tra lại xem cuộn ngưng tụ đã được lắp lại một cách chắc chắn hay chưa và cần đảm bảo rằng không có dấu hiệu rò rỉ điện.

5. Bóng đèn bên trong tủ lạnh bị cháy

Một trường hợp khác cũng tương đối phổ biến có thể là nguyên nhân gây ra mùi khét từ tủ lạnh là do bóng đèn bên trong có thể đã quá nóng. Trong trường hợp này, bóng đèn có thể phát ra mùi cháy và bạn chỉ có thể sửa tủ lạnh bằng cách thay bóng đèn.

Để thay thế bóng đèn bên trong tủ lạnh bị cháy, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Tương tự với các trường hợp trên, trước tiên hãy ngắt kết nối nguồn điện với tủ lạnh để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sửa tủ lạnh.
  • Dọn sạch thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài để thuận tiện cho quá trình thay thế bóng đèn.
  • Xác định vị trí của bóng đèn cần thay thế và nhấc khay tủ ở vị trí đó ra ngoài.
  • Tháo tấm chắn bóng đèn bằng cách bóp nhẹ vào 2 cạnh (tùy thuộc vào vị trí của bóng đèn và loại tủ lạnh bạn sử dụng) và xoay bóng đèn theo chiều kim đồng hồ để tháo ra. 
  • Lắp bóng đèn thay thế vào bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Bạn có thể tìm mua bóng đèn thay thế tại các địa chỉ bán đồ gia dụng. Lưu ý, bóng đèn thay thế phải giống y hệt bóng đèn cũ về kích thước, loại bóng, công suất… Tốt nhất là bạn nên mang bóng đèn cũ đến của hàng để tìm mua bóng đèn tương tự như vậy. 
  • Đặt các khay tủ lạnh vào vị trí ban đầu. Chờ 10 phút trước khi cắm lại tủ lạnh và kiểm tra hoạt động của bóng đèn cũng như tủ lạnh.
Bóng đèn tủ lạnh có thể bị cháy
Bóng đèn tủ lạnh có thể bị cháy

Tham khảo từ: illjustfixitmyself.com 

5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch tại miền bắc - 0985.41.81.91 - Baohanhbosch24h.com

  • Hỗ trợ 24h: 0936.54.54.58 Toàn quốc Baohanhboschvietnam.vn

  • Khu Đô Thị Văn Quán - Xa La Hà Đông: 0977.41.81.91
  • 45 Quang Trung Hà Đông - Mê Trô - Yên Nghĩa: 024 22.42 29.11
  • 457 Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: 0936.178.559
  • 110 Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh: 024 63.29 .81.33
  • Khu Đô Thị Dương Nội - Nam Cường Văn Khê: 0916.131.001
  • 299 Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa  Tân - Mỹ Đình: 0934. 676. 559
  • CT3 Linh Đàm - Khu Đô Thị Kim Văn Kim Lũ: 0906.54.54.58
  • 133 Thái Hà - Lê Văn Lương - Tây Sơn - Đống Đa: 024.63.29.1992
  • K7 Bách Khoa - Trường Chinh - Minh Khai - Lê Trọng Tấn: 0936.545.458
  • 29 Định Công - Lê Trọng Tấn - Cầu Lủ - Bùi Xương Trạch: 0972.704.989
  • 62 Liễu Giai - Thuỵ Khuê - Nguyễn Chí Thanh: 024.22.424.514
  • Khu Đô Thị Pháp Vân , Ngọc Hồi, Văn Điển: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • 189 Hoàng Hoa Thám - Âu Cơ: 0936.17.85.59
  • 64 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ: 024.63.27.21.66
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0938.54.54.58
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn024.63 . 29.70. 00
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - TIME CITY: 0917.54.54.58