1. Lưu trữ quá nhiều đồ bên trong
Việc lưu trữ nhiều thực phẩm bên trong tủ lạnh đã trở thành thói quen của nhiều người dùng. Nhưng đây không phải một điều tốt vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Cho dù bạn có sắp xếp gọn gàng hay xếp chồng thực phẩm của mình lên thì việc lấp đầy tủ lạnh sẽ khiến không khí không thể lưu thông. Đồ bên trong tủ lạnh cũng có thể chặn các lỗ thông hơi, khiến tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cho thực phẩm, làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng.
2. Không sử dụng ngăn đựng rau củ
Hầu hết tủ lạnh hiện nay đều có một ngăn đựng dành riêng cho rau củ, bất kể là ngăn lớn hay ngăn nhỏ, nhưng nhiều người lại không thực sự hiểu về tác dụng của những ngăn này. Ngăn đựng rau củ được thiết kế đặc biệt để giúp rau củ tươi của bạn bảo quản được lâu hơn.
Nhiệt độ trong ngăn đựng rau củ thường ẩm hơn các phần còn lại của tủ lạnh. Điều đó có nghĩa là các loại rau củ như nấm, rau diếp, ớt và trái cây sẽ giữ được độ ẩm và tươi lâu hơn nếu bạn bảo quản ở đây. Một số tủ lạnh hiện đại còn cho phép bạn điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ theo nhu cầu ở ngăn đựng rau củ.
Thông thường, nhà sản xuất sẽ có chú thích ngăn đựng rau củ để người dùng phân biệt với ngăn để thịt sống. Bạn nên để ý kỹ, tránh bỏ nhầm ngăn bởi mỗi ngăn sẽ có tính chất riêng để bảo quản riêng loại thực phẩm đó.
3. Không thay thế gioăng cao su kịp thời
Việc không thường xuyên kiểm tra và thay thế gioăng cao su khi cần thiết có thể dẫn đến khí lạnh thoát ra khỏi tủ lạnh, gây lãng phí năng lượng và ảnh hưởng xấu đến khả năng bảo quản thực phẩm của tủ lạnh.
Gioăng cao su bị nấm mốc, rách hoặc hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều sự cố cho tủ lạnh. Có những sự cố nghiêm trọng và phức tạp mà bạn có thể sẽ phải tìm đến các địa chỉ sửa tủ lạnh tại nhà để chuyên gia đến hỗ trợ xử lý.
Do đó, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh và nhanh chóng sửa tủ lạnh, nếu cần, để tủ giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn và duy trì môi trường làm mát sạch sẽ, an toàn.
4. Làm lạnh sai loại thực phẩm
Không phải mọi loại thực phẩm và đồ vật đều có thể bỏ vào trong tủ lạnh. Luôn có những loại thực phẩm nên được lưu trữ trong tủ đựng thức ăn tối với nhiệt độ đủ mát.
Hành và khoai tây là hai loại thực phẩm được nhiều người bỏ vào tủ lạnh. Bảo quản hành, nhất là hành tây, trong tủ lạnh không tốt vì nhiệt độ lạnh khiến tinh bột trong chúng chuyển thành đường, khiến hành tây bị sũng nước.
Đối với khoai tây, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh nhưng cũng không thực sự cần thiết. Bảo quản chúng trong tủ lạnh sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào, nhưng bạn hoàn toàn có thể để chúng trong các ngăn tủ tối và mát.
Các loại thực phẩm khác không cần bảo quản trong tủ lạnh bao gồm cà chua, bơ, chuối, trái cây có hạt, bánh mì, bánh ngọt, gia vị, mật ong, bơ đậu phộng, cà phê… Một số chuyên gia cho rằng bơ, gia vị và nước sốt không cần phải để trong tủ lạnh, nhưng điều này còn phụ thuộc vào khí hậu nơi bạn sống. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bơ chỉ có thể được bảo quản an toàn ở nhiệt độ phòng trong một hoặc hai ngày bất kể bạn sống ở đâu.
5. Để thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh quá lâu
Đa số người dùng sẽ cho rằng chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh thì có thể lấy ra và ăn bất cứ khi nào. Điều này là không đúng. Tùy thuộc vào món bạn đã nấu, hầu hết đồ ăn đã nấu chín sẽ giữ được khoảng ba đến bốn ngày trong hộp kín.
Để đảm bảo an toàn, hãy luôn đảm bảo bạn dán nhãn ghi ngày tháng cho thức ăn thừa. Bằng cách đó, bạn có thể chắc chắn rằng chúng vẫn còn mới trước khi cất vào.
Hãy chú ý đến hạn sử dụng của thịt và cá tươi để tránh lãng phí thực phẩm. Bạn nên nhớ rằng hạn sử dụng không có nghĩa là bạn cần vứt thứ gì đó đi vào ngày đã chỉ định, chỉ trừ trường hợp nó đã bị hỏng. Vì vậy, miễn là không có dấu hiệu hư hỏng, bạn vẫn có thể dùng chúng để nấu ăn nhưng để quá lâu vẫn là điều nên tránh.
6. Để cửa tủ lạnh mở trong thời gian dài
Để cửa tủ lạnh mở trong thời gian dài sẽ khiến không khí bên trong thoát ra ngoài, làm tăng nhiệt độ bên trong và lãng phí năng lượng. Điều này chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng đến độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, quên đóng cửa tủ lạnh hoặc đóng không đủ kín còn là nguyên nhân gây rò rỉ nước.
Bạn chỉ nên mở khi cần thiết để lấy đồ và nên đặt thực phẩm, vật dụng thường xuyên sử dụng ở phía trước để giảm thời gian mở cửa và đóng cửa. Bằng cách này, bạn có thể duy trì nhiệt độ bên trong ổn định, tiết kiệm năng lượng và bảo quản thực phẩm tốt hơn trong những tháng hè.
7. Đặt sai nhiệt độ
Hầu hết các tủ lạnh đều có cài đặt nhiệt độ từ 1 đến 5 hoặc 1 đến 7. Nhiệt độ mát nhất thường là con số cao nhất. Vì vậy, đặt tủ lạnh của bạn ở mức năm hoặc bảy sẽ đảm bảo thực phẩm của bạn luôn siêu lạnh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần cài đặt tối đa, điều quan trọng là để tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp. Để đảm bảo bảo quản thực phẩm tối ưu, hãy đặt nhiệt độ tủ lạnh dưới 5°C. Điều này vừa giữ thực phẩm tươi ngon vừa giúp tủ lạnh không bị hỏng hóc, đóng băng và bạn sẽ không cần phải bỏ ra khoản phí không đáng có để sửa tủ lạnh.
Nếu bạn sở hữu tủ đông, hãy đảm bảo nhiệt độ tủ đông được duy trì ở -18°C. Mức nhiệt độ này giúp bảo quản thực phẩm đông lạnh và không bị hư hỏng trong thời tiết mùa hè nóng nực.
8. Để thức ăn không đậy kín
Thức ăn không được đậy nắp kín trước khi bỏ trong tủ lạnh không chỉ gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh mà còn bị khô, cứng, thậm chí bị thiu. Tệ hơn là nó có thể bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm không được che đậy khác như thịt hoặc cá sống. Đó là lý do tại sao bạn phải luôn bọc thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm hoặc đảm bảo nó được đựng trong hộp kín.
Nếu bạn nghĩ rằng thực phẩm không đậy nắp là an toàn miễn là nó không ở gần bất cứ thứ gì khác trong tủ lạnh thì bạn nên xem xét lại. Các vi sinh vật như nấm men và nấm mốc hoạt động tốt trong điều kiện lạnh có thể bám vào thực phẩm không được che đậy.
9. Sử dụng sai kệ
Nhiều người trong chúng ta không nhận ra rằng kệ kính dưới đáy tủ lạnh là nơi tốt nhất để bảo quản thịt và cá sống hoặc với nhiều loại tủ khác thì đó là ngăn chuyên đựng rau củ.
Mỗi kệ và ngăn kéo đều dành cho những loại thực phẩm cụ thể:
- Các sản phẩm sữa nên được đặt ở kệ giữa hoặc các kệ có nhiệt độ ổn định nhất.
- Trái cây, rau củ và sản phẩm tươi sống nên được bảo quản trong ngăn đựng có thể là trên cùng hoặc dưới cùng, tùy model tủ lạnh của bạn.
- Đồ uống được bảo quản tốt nhất ở phía trên tủ lạnh của bạn và đó cũng là nơi tuyệt vời để cất giữ thức ăn đã nấu chín và thức ăn thừa, miễn là chúng được đựng trong hộp kín.
- Giữ thịt nguội của bạn trong ngăn kéo đồ nguội, nếu có.
- Cửa tủ lạnh là nơi để đồ gia vị, dưa chua và các loại bột...
10. Không vệ sinh thường xuyên
Không phải chỉ khi ngửi thấy mùi khó chịu bên trong tủ lạnh hay thấy tủ bị bẩn mới nên vệ sinh mà bạn nên vệ sinh sâu tủ lạnh từ 3 đến 4 tháng một lần. Trong quá trình vệ sinh bạn nên bỏ hết thực phẩm ra bên ngoài hoặc để ở tủ lạnh khác nếu có. Điều này vừa giúp bạn vệ sinh tủ dễ dàng hơn, vừa có thể phát hiện được các vấn đề bên trong tủ để có thể sửa tủ lạnh kịp thời.
Bên cạnh làm sạch sâu, bạn vẫn nên thường xuyên vệ sinh nhanh tủ lạnh một lần một tuần hoặc nhiều hơn để đảm bảo tủ lạnh luôn ở trạng thái tốt nhất. Bạn cũng nên sắp xếp đồ đạc trong tủ lạnh vào đầu hoặc cuối mỗi tuần, vứt bỏ thực phẩm bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng.
Nếu tủ lạnh của bạn bị nấm, mốc nặng, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia sửa tủ lạnh tại Hà Nội để nhận được lời khuyên về cách loại bỏ nấm mốc phù hợp.
Tham khảo từ: thedailymeal.com và mytour.vn