Lý do khiến đèn cảnh báo xuất hiện trên tủ lạnh
Trước khi tìm hiểu về cách sửa tủ lạnh thì bạn sẽ cần phải biết nguyên nhân khiến đèn cảnh báo xuất hiện trên tủ lạnh của mình.
Nếu tủ lạnh của bạn hiển thị đèn cảnh báo màu đỏ thì có thể cửa đang mở, có vấn đề về điện, nhiệt độ quá cao hoặc tủ lạnh bị đóng băng. Tủ lạnh quá đầy hoặc bộ lọc nước cũ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
06 cách khắc phục đèn cảnh báo đỏ trên tủ lạnh
1. Reset thiết bị
Nếu đèn đỏ xuất hiện khi thiết bị đang gặp sự cố về điện, như mất điện đột ngột, thì reset sẽ là phương án tối ưu và nhanh chóng nhất. Để reset tủ lạnh, ở hầu hết các model, bạn chỉ cần rút phích cắm của thiết bị ra khỏi ổ điện và đợi khoảng 5 đến 10 phút trước cắm lại và khởi động thiết bị. Để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể tắt nó bằng cầu dao.
2. Kiểm tra cửa
Thông thường, khi cửa tủ lạnh mở quá thời gian quy định thì sẽ có những tiếng bíp bíp liên tục cho đến khi người dùng đóng cửa. Nhưng ở một số model tủ lạnh nhất định, đèn đỏ nhấp nháy có thể là tín hiệu cho thấy cửa tủ lạnh đang không được đóng đúng cách.
Bạn nên thử đóng lại cửa tủ lạnh xem có thể khắc phục được vấn đề hay không. Có thể bên trong tủ lạnh có quá nhiều đồ hoặc có cái gì đã bị mắc kẹt ở cửa khiến bạn không thể đóng kín được.
Nếu đúng như vậy, hãy dành chút thời gian để sắp xếp lại thực phẩm bên trong tủ lạnh, chú ý để đúng ngăn được nhà sản xuất khuyến cáo để bảo quản thực phẩm tốt nhất.
Nếu tủ lạnh bị quá tải không phải nguyên nhân khiến bạn không thể đóng được cửa thì có lẽ bạn sẽ cần kiểm tra miếng gioăng cao su ở cửa. Khi gioăng bị bẩn, rách, đứt, bạn sẽ không thể đóng được cửa.
Đây là hiện tượng thường xảy ra khi bạn không vệ sinh gioăng định kỳ hoặc do bạn đã sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài. Bạn có thể vệ sinh gioăng nếu nó chỉ bị bẩn hoặc thay thế gioăng nếu nó đã bị hư hỏng.
Dưới đây là cách làm sạch gioăng cao su ngay tại nhà:
- Trộn 1/2 cốc giấm với 1 cốc nước trong bát lớn.
- Ngâm miếng bọt biển mềm, bàn chải, giẻ hoặc tăm bông vào dung dịch tẩy rửa. Sau đó, lau sạch mọi vết bẩn hoặc bụi bẩn bám lại trên gioăng.
- Dùng khăn giấy lau khô gioăng để tránh nấm mốc phát triển.
- Sau khi vệ sinh xong miếng gioăng, hãy thử đóng cửa lại xem cửa đã có thể đóng kín hay chưa.
Đối với việc thay thế gioăng cao su, bạn có thể tự thực hiện tại nhà hoặc liên hệ tới thợ sửa tủ lạnh tại nhà để được hỗ trợ.
Nếu bạn muốn tự thay thế gioăng tại nhà, trước tiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị để xác định xem gioăng cao su của tủ lạnh thuộc loại nào. Bạn có thể tìm đến các địa chỉ sửa tủ lạnh tại nhà để được nhân vân tư vấn, hỗ trợ lựa chọn linh kiện thay thế phù hợp.
3. Kiểm tra nhiệt độ
Trong một số trường hợp, tủ lạnh có thể hiển thị đèn cảnh báo màu đỏ nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ tiêu chuẩn. Tủ lạnh của bạn nên có nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C (thường là mức 4 - 5) cho ngăn mát và khoảng -18 độ C với ngăn đông. Tất nhiên, nhiệt độ có thể điều chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm bạn cần bảo quản. Ngoài ra, bạn không bao giờ nên bảo quản thực phẩm còn ấm trong tủ lạnh.
Bạn sẽ cần điều chỉnh nhiệt độ nếu nhận thấy nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến các thực phẩm bị đông đá, rau quả bị úng nước lại và đặc biệt tiêu hao nhiều điện năng nhưng nhiệt độ quá cao sẽ vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển, thực phẩm nhanh hư hỏng, ôi thiu, đặc biệt là vào mùa hè.
Nếu tủ lạnh của bạn có màn hình kỹ thuật số, hãy nhấn vào nút “Nhiệt độ” và sử dụng nút Lên và Xuống để đặt nhiệt độ chính xác. Nếu bạn có bộ điều chỉnh nhiệt độ dạng trượt, bạn sẽ cần đẩy thanh trượt sang phải hoặc trái để thay đổi nhiệt độ.
Kiểm tra các lỗ thông hơi của tủ lạnh để đảm bảo chúng không bị vật nào cản trở bởi nếu có, nhiệt độ sẽ thay đổi không tương thích với mức đã được thiết đặt.
4. Rã đông tủ lạnh của bạn
Nếu bạn thấy đèn cảnh báo màu đỏ trên ngăn đông và phát hiện các khối băng lớn được hình thành bên trong tủ lạnh thì có thể bạn sẽ cần phải rã đông thiết bị.
Hầu hết các tủ lạnh hiện đại đều có thể tự động phát hiện sự tích tụ sương giá và có chế độ rã đông tự động.
Tuy nhiên, một số tủ lạnh sẽ hiển thị đèn cảnh báo màu đỏ cho biết bạn phải nhấn nút “Rã đông”. Nếu chức năng rã đông tự động không hoạt động, bạn sẽ cần rã đông thiết bị theo cách thủ công:
- Đưa tất cả các loại thực phẩm dễ hư hỏng xuống ngăn mát và loại bỏ những thực phẩm không dùng tới. Sau đó, rút phích cắm của tủ lạnh ra khỏi ổ cắm trên tường hoặc trực tiếp dập cầu dao ở vị trí có thiết bị.
- Nếu bạn cần rã đông ngăn mát thì sẽ cần mua đá để giữ cho thực phẩm bên ngoài được tươi trong thời gian rã đông.
- Lấy tất cả các ngăn có thể tháo rời như kệ và ngăn kéo ra ngoài.
- Đặt khăn cũ trên sàn để chúng có thể hút nước.
- Đặt một bát nước sôi vào bên trong thiết bị của bạn. Hơi nóng sẽ giúp làm tan băng nhanh chóng.
- Chờ cho đến khi băng tan hoàn toàn.
- Làm sạch tủ lạnh của bạn. Để làm sạch thiết bị hiệu quả nhất, bạn có thể thử trộn nước ấm và giấm theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng miếng bọt biển mềm để làm sạch kệ và ngăn kéo.
- Sau đó, hãy lau khô tủ lạnh bằng khăn giấy hoặc vải mềm không có xơ vải
- Cắm lại tủ lạnh và đặt nó ở mức nhiệt độ lạnh nhất. Sau đó, đợi trong 30 phút và điều chỉnh lại nhiệt độ ở mức quy định.
- Đưa thực phẩm trở lại tủ lạnh và kiểm tra xem có còn hiển thị cảnh báo không.
Không được sử dụng các dụng cụ kim loại sắc nhọn để cạo sạch lớp băng khỏi thiết bị vì bạn có thể làm hỏng và chi phí sửa tủ lạnh trong trường hợp này cũng sẽ rất đắt đỏ. Không sử dụng thiết bị cơ khí hoặc bất kỳ dụng cụ nào để tăng tốc quá trình rã đông ngoài những thiết bị được nhà sản xuất khuyến nghị.
Bạn nên lưu ý, nếu tính năng rã đông tự động của tủ lạnh không hoạt động, bạn cần kiểm tra bảng điều khiển rã đông, bộ hẹn giờ hoặc cảm biến. Tuy nhiên, những bộ phận này thường rất phức tạp, do đó, bạn nên gọi chuyên gia sửa tủ lạnh tại Hà Nội đến tận nơi để kiểm tra và sửa tủ lạnh tại nhà nếu cần.
5. Đảm bảo tủ lạnh không bị quá tải
Bạn nên nhớ mỗi tủ lạnh đều có quy định trọng lượng riêng và điều này sẽ quyết định đến lượng thực phẩm bạn có thể bỏ vào tủ lạnh mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Có thể đèn đỏ cảnh báo là dấu hiệu cho thấy thiết bị của bạn đang bị quá tải nên hãy thử sắp xếp lại thực phẩm bên trong tủ lạnh theo các cách sau (tùy thuộc vào vị trí được nhà sản xuất quy định theo model của thiết bị):
- Kệ trên cùng: Lưu trữ trên kệ trên cùng tất cả các thực phẩm ăn liền, chẳng hạn như đồ uống và thức ăn thừa từ hôm trước.
- Kệ giữa: những kệ này lý tưởng để lưu trữ các thực phẩm dễ bị hư hỏng (sản phẩm từ sữa, thịt nấu chín, trứng…)
- Ngăn thấp nhất: Đây là ngăn lạnh nhất nên để bảo quản thịt và cá sống và đảm bảo rằng không để các loại thực phẩm khác vào cùng ngăn này.
- Ngăn kéo: Bảo quản rau củ, trái cây. Bạn nên bọc chúng trong túi để bảo quản được lâu hơn.
- Cửa: Vì đây là khu vực ấm nhất trong tủ lạnh của bạn, hãy thử bảo quản gia vị như mù tạt, sốt cà chua, dưa chua… Không bảo quản sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác ở cửa tủ.
Ở một số loại tủ lạnh, ngăn để rau củ sẽ là ngăn thấp nhất và ngăn cao nhất là ngăn để thực phẩm sống. Thông thường, nhà sản xuất sẽ sử dụng chữ hoặc biểu tượng để người dùng biết về chức năng của từng ngăn nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc bảo quản thực phẩm sai ngăn.
Bạn không bao giờ nên bảo quản thực phẩm còn ấm trong tủ lạnh vì nó sẽ khiến thực phẩm hoạt động mạnh hơn và gây ra các vấn đề về nhiệt độ.
Tham khảo từ: applianceanalysts.com