1. Sự cố về điện
Trong một số trường hợp, tủ lạnh có thể phát ra tiếng bíp cảnh báo khi thiết bị cần được đặt lại do tăng điện hoặc mất điện. Lúc này, tiếng bíp đó sẽ giống như báo động để chỉ báo cho người dùng hơn là cảnh báo của một vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra với thiết bị.
Trên thực tế, tủ lạnh có thể làm mát như bình thường nhưng có thể có một số chức năng nhất định, chẳng hạn như tự động làm đá, đã bị tắt hoặc giảm công suất.
Để tắt tiếng thông báo này, hãy tham khảo trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị về cách reset tủ lạnh. Đối với hầu hết kiểu máy, bất kể thương hiệu và kiểu loại, bạn có thể thực hiện reset bằng cách rút phích cắm và cắm lại tủ lạnh vào ổ cắm sau khoảng 10 đến 15 phút. Bạn cũng có thể trực tiếp dập cầu dao ở vị trí của thiết bị và chờ khoảng 10 phút trước khi bật lại.
Đối với các kiểu máy khác, bạn có thể phải nhấn đồng thời một số nút để thiết đặt lại tủ lạnh của mình. Sự khác biệt giữa các thiết bị chính là lý do bạn nên tham khảo trong hướng dẫn sử dụng của mình để biết những chỉ dẫn do nhà sản xuất đưa ra khi sửa tủ lạnh tại nhà.
Nếu bạn làm mất hướng dẫn sử dụng của thiết bị thì có thể lên website chính thức của nhà sản xuất tủ lạnh để tra cứu mã model và đọc hướng dẫn sử dụng trực tuyến.
2. Cửa tủ lạnh mở quá thời gian quy định
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tủ lạnh phát ra tiếng bíp bíp liên tục và có thể là trong một thời gian dài.
Có thể là do bạn quên đóng cửa, bạn mở cửa tủ quá lâu, có vật cản trở khiến bạn không thể đóng kín được tủ lạnh hoặc gioăng cửa tủ bị đứt, hỏng khiến cửa không đóng được hoàn toàn dẫn đến việc tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn để giữ lạnh và tiếng bíp sẽ xuất hiện như một cách cảnh báo người dùng.
Thông thường, tiếng bíp sẽ xuất hiện sau khoảng 30 đến 60 giây mở cửa và sẽ tắt đi nếu bạn đóng cửa tủ đủ kín và chắc chắn. Chúng tôi khuyên bạn mỗi lần mở tủ lạnh để lấy đồ nên nhanh chóng chọn lựa và chắc chắn mình đang chuẩn bị lấy gì ra để tiết kiệm thời gian cũng như không làm lãng phí năng lượng của tủ lạnh.
Nếu đã chắc chắn rằng đã đóng tủ lạnh mà vẫn có tiếng bíp thì bạn nên kiểm tra xem cạnh cửa có bị kẹt gì đó hay gioăng cao su có bị đứt không. Có thể tủ lạnh quá đầy khiến vỏ túi nilon hoặc một vật gì đó khiến tủ lạnh không thể đóng kín hoàn toàn.
Trong trường hợp nguyên nhân là do gioăng cao su, bạn có thể kiểm tra và vệ sinh gioăng nếu nó bị bẩn hoặc mốc nhưng có thể sẽ phải thay thế gioăng mới nếu nó bị hỏng hoặc đứt.
Gioăng cao su bị hỏng có thể bao gồm các vết rách, vết cắt, mất chất dính lên bong ra khỏi viền tủ lạnh.... Bất kỳ một hoặc nhiều loại vấn đề nào trong số này đều có thể dẫn đến việc cản trở tủ lạnh được đóng kín hoàn toàn.
Mẹo: Bạn cũng có thể kiểm tra độ kín của cửa bằng cách đặt một mảnh giấy vào giữa gioăng cao su và tủ lạnh rồi đóng cửa lại. Sau đó, kéo mảnh giấy ra. Nếu nó dễ dàng tuột ra thì nghĩa là gioăng cao su chưa đủ chặt và bạn phải thay thế nó.
Bạn có thể thay thế gioăng cao su ở nhà nếu có kiến thức chuyên môn hoặc đã từng thực hiện trước đây. Nếu không, hãy liên hệ tới các chuyên gia sửa tủ lạnh tại Hà Nội để được hỗ trợ.
3. Vấn đề về nhiệt độ
Ở một số model tủ lạnh hiện đại, khi nhiệt độ bên trong tủ lạnh (đối với cả ngăn đông và ngăn mát) quá cao cảnh báo sẽ kích hoạt. Tùy thuộc vào kiểu máy của bạn, nó cũng có thể hiển thị mã lỗi H hoặc HI.
Cách để sửa tủ lạnh tại nhà nhanh nhất là điều chỉnh lại nhiệt độ của thiết bị bằng nút xoay hoặc cần gạt, tùy thuộc vào thiết bị của bạn. Nhiệt độ tiêu chuẩn của ngăn mát là 1- 4 độ C và -18 độ C với ngăn đông. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn khi thời tiết thay đổi.
Ví dụ, bạn nên giảm nhiệt độ ở ngăn mát xuống vào mùa hè bởi lúc này thực phẩm rất dễ bị hỏng và ôi thiu, kể cả khi đã bỏ vào trong tủ lạnh. Mùa đông thì nên điều chỉnh nhiệt độ cao hơn nếu không sẽ xảy ra tình trạng đông đá.
Nếu bạn đã đặt nhiệt độ chính xác nhưng tủ lạnh quá ấm, bạn cần vệ sinh cuộn dây ngưng tụ (thường nằm ở phía sau) và đảm bảo lỗ thông hơi bên trong tủ lạnh của bạn không bị chặn bởi hộp đựng thực phẩm để ngăn ngừa các vấn đề về nhiệt độ và tích tụ sương giá.
4. Có quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm bên trong
Việc để quá nhiều hoặc quá ít đồ trong ngăn đông hoặc ngăn mát tủ lạnh có thể khiến tủ lạnh gặp khó khăn trong việc ổn định nhiệt độ, từ đó có thể gây ra cảnh báo nhiệt độ. Quá nhiều thực phẩm cũng có thể khiến cửa không thể đóng hoàn toàn (như chúng tôi đã đề cập ở trên) hoặc chặn lỗ thông hơi, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ thiết bị.
5. Công tắc cửa bị lỗi
Nếu tủ lạnh của bạn phát ra tiếng bíp khi cửa đóng, công tắc có thể không hoạt động. Công tắc cửa có nhiệm vụ phát hiện khi cửa mở hay đóng để phối hợp các chức năng khác nhau, chẳng hạn như bật tắt đèn tủ lạnh. Nếu công tắc bị hỏng, nó có thể kích hoạt chuông báo cửa vì nó cho rằng cửa đang mở trong khi thực tế nó đã đóng.
Để kiểm tra công tắc cửa, tôi khuyên bạn nên sử dụng một thiết bị quay chụp nào đó bên trong tủ lạnh để xem đèn có tắt khi cửa đóng hay không. Nếu đèn vẫn sáng nghĩa là công tắc cửa bị lỗi và bạn phải thay thế nó.
Thay thế công tắc cửa là một công việc phức tạp và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về sửa tủ lạnh. Do đó, thay vì tìm cách tự thay thế công tắc cửa, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới chuyên gia sửa tủ lạnh tại nhà.
6. Vấn đề với hệ thống báo động
Báo động là một phần của hệ thống điện tử. Nếu hệ thống này bị lỗi, bạn có thể nhận được cảnh báo ngay cả khi hoạt động của tủ lạnh không có vấn đề gì về mặt cơ học. Nó có thể gửi tín hiệu sai, dẫn đến cảnh báo bằng tiếng bíp.
Tương tự với trường hợp của công tắc cửa, bạn nên tìm tới các địa chỉ sửa tủ lạnh tại nhà thay vì tự sửa chữa trong trường hợp này bởi nó sẽ còn liên quan tới cấu tạo bên trong của tủ lạnh và thường sẽ rất phức tạp để xử lý, ngay cả với những thợ chuyên nghiệp.
Tham khảo từ: applianceanalysts.com