1. 6 Motion DD và Công nghệ Wave Motion
Các thương hiệu máy giặt đã nghiên cứu các chuyển động giặt khác nhau và phát triển các công nghệ để sử dụng những chuyển động này tùy thuộc vào các loại vải khác nhau.
LG đã tung ra công nghệ 6 Motion Direct Drive cho phép người dùng lựa chọn giữa 6 chuyển động giặt khác nhau tùy thuộc vào loại vải để mang lại sự chăm sóc hoàn hảo cho quần áo của bạn. 6 tùy chọn chuyển động giặt mà LG cung cấp gồm có:
- Bước (Stepping)
- Lọc (Filtration)
- Cọ rửa (Scrubbing)
- Lăn (Tumble)
- Cuộn (Rolling)
- Lắc (Swing)
Công nghệ SoftMove của Whirlpool cũng đã tiến một bước xa hơn và tự động sử dụng các chuyển động khác nhau tùy thuộc vào loại vải. Nó sử dụng cảm biến để nhận dạng vật liệu của vải và tối ưu hóa kết hợp chuyển động để loại bỏ bụi bẩn. Các chuyển động của lồng giặt theo công nghệ SoftMove gồm có:
- Giặt êm (Soft cradle)
- Chuyển động chậm (Slow-motion)
- Giặt bằng nước áp lực mạnh (Power shower)
- Giặt năng động (Energetic wash)
IFB sử dụng công nghệ tương tự trong dòng máy giặt mới nhất của mình, cung cấp đến 5 phong cách giặt khác nhau:
- Giặt hơi
- Giặt 360°
- Giặt O2
- Giặt bong bóng không khí
- Giặt êm
2. Công nghệ lồng giặt đột phá
Các thương hiệu liên tục phát triển thiết kế mới cho lồng giặt để ngăn vải bị hư hỏng. Đầu tiên, Samsung đã giới thiệu thiết kế Diamond Drum giảm kích thước lỗ trong lồng giặt ít nhất 25%. Ngoài ra, các lồng giặt này có những lõm hình kim cương bao quanh lỗ để vải không bị kẹt trong những lỗ này.
Theo cùng một mục tiêu, Bosch sử dụng công nghệ VarioDrum trong các dòng máy mới của mình. Khi lồng giặt quay theo hướng ngược và xuôi, mặt phẳng và mặt dốc của cánh giặt sẽ thay phiên nhau làm sạch mặt vải.
Tương tự như Bosch, Siemens sử dụng công nghệ waveDrum để làm sạch vải kỹ lưỡng với mẫu sóng riêng để giặt quần áo.
3. Công nghệ Twinwash và Flexwash
Trước khi mua máy giặt, đôi khi bạn sẽ phân vân giữa chọn máy giặt cửa trên hay máy giặt cửa trước. Tuy nhiên, hiện nay, với công nghệ Flexwash, được giới thiệu bởi Samsung, cho phép người dùng sử dụng máy giặt vừa có cửa trên, vừa có cửa trước. Máy giặt Samsung Flexwash có công suất 21kg cho máy giặt cửa trước và 3,5 kg cho máy giặt cửa trên. Bạn có thể sử dụng máy giặt cửa trước để giặt các loại vải nặng như rèm cửa và chăn. Trong khi đó, máy giặt cửa trên nhỏ gọn có thể được sử dụng để giặt các loại quần áo mỏng nhẹ.
Tương tự, LG cũng đã đưa ra ý tưởng kép của riêng mình với tên gọi là TwinWash. Máy giặt LG TwinWash có hai lồng giặt nằm cạnh nhau. Lồng giặt chính có dung tích 20kg kết hợp với một lồng giặt nhỏ được thiết kế để giặt các loại vải mỏng.
4. Công nghệ EcoBubble và O2 Wash
Công nghệ EcoBubble của Samsung sử dụng bong bóng làm sạch các vết bẩn và bụi bám cứng ở nhiệt độ thấp. Samsung đã phát triển công nghệ này để cung cấp phương giặt hiệu quả ngay cả khi không thể sử dụng nước nóng. Công nghệ tạo ra bong bóng từ chất tẩy rửa và nó được thổi phồng to và xâm nhập sâu vào các loại vải để loại bỏ bụi cứng.
O2 Wash là phiên bản của IFB với công nghệ tương tự, tạo ra hàng triệu bong bóng không khí để làm sạch các vết bẩn khó.
5. Công nghệ BubbleSoak và SuperSoak
Công nghệ BubbleSoak của Samsung ngâm vải hoàn toàn trong bong bóng để loại bỏ vết bẩn khó chịu. Kỹ thuật này không ảnh hưởng đến vải vì bong bóng thường tạo ra những tiếp xúc mềm mại cho mặt vải.
Tương tự, công nghệ SuperSoak của Whirlpool sử dụng một cơ chế ngâm và chà toàn diện để loại bỏ các vết bẩn cứng.
6. Công nghệ VRT+ và Công nghệ chống rung
Trong thời gian dài, máy giặt đã được coi là một trong những thiết bị gây rung lắc và khó chịu cho người dùng. Các thương hiệu đang cố gắng giải quyết vấn đề này và sản xuất các dòng máy giặt hoạt động mượt mà hơn.
Samsung đã giới thiệu công nghệ VRT+ (Công nghệ giảm rung Plus). Đây là phiên bản nâng cấp của công nghệ VRT. VRT+ giữ mức độ tiếng ồn ở mức tối thiểu và giảm rung lắc.
Máy giặt của Bosch đi kèm công nghệ chống rung để giảm rung lắc khi máy hoạt động. Nó sử dụng các cảm biến để giám sát rung lắc và tự động điều chỉnh chuyển động của lồng giặt.
7. Công nghệ xử lý nước cứng
Nước cứng là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở máy giặt và đôi khi dẫn đến những trục trặc cần đến các kỹ thuật viên chuyên sửa máy giặt. Khi đọng lại trong máy giặt, nó gây ra các vết cặn trắng trên máy và cả trên vải. Để giải quyết vấn đề này và giảm nguy cơ phải sửa máy giặt tại nhà, các thương hiệu đã chế tạo ra các công nghệ khác nhau.
Aqua Energie là một công nghệ được phát triển bởi IFB để làm mềm nước cứng. Công nghệ này sử dụng bộ lọc nước để phân hủy các bicarbonate phức tạp thành tinh thể đơn giản. Những tinh thể này nhỏ hơn và được giặt cùng nước, từ đó ngăn ngừa sự hình thành cặn trong máy giặt.
Máy giặt của Whirlpool đi kèm một tùy chọn “Nước cứng” giúp tăng hiệu quả làm sạch ngay cả khi sử dụng nước cứng. Tùy chọn này thường được tìm thấy trong dòng máy bán tự động mới nhất của Whirlpool như Ace.
Tương tự, Maytag có một tùy chọn trong máy giặt cửa trước mới nhất của họ để tối ưu hiệu quả làm sạch với nước cứng.
8. Công nghệ tự động phân phối
Chúng ta đôi khi đổ quá nhiều hoặc quá ít chất tẩy rửa vào máy giặt khiến máy giặt không thể làm sạch hết hoặc không đủ để làm sạch. Để cải thiện trải nghiệm của người dùng và ngăn nguy cơ phải sửa máy giặt do các lỗi gây ra bởi các vấn đề liên quan đến chất tẩy rửa, các thương hiệu đã chế tạo ra các công nghệ tự động phân phối để đánh giá lượng chất tẩy rửa cần thiết dựa trên khối lượng giặt.
Các máy giặt cửa trước của Whirlpool sử dụng công nghệ tự động phân phối chất tẩy rửa để xác định lượng chất tẩy cần thiết dựa trên khối lượng giặt và mức độ chất bẩn trên vải.
iDOS là một công nghệ tương tự được tìm thấy trong các máy giặt Bosch Series 6 và 8. Nó xem xét độ cứng của nước và mức độ bẩn trên vải để xác định lượng chất tẩy cần thiết cho chu trình giặt.
Lược dịch từ simpleghar.com