Dưới đây là một số mẹo bảo dưỡng hữu ích cho máy giặt của bạn để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định:
1. Vệ sinh sâu
Sau nhiều năm sử dụng, hiệu suất máy giặt của bạn sẽ giảm đi khiến quần áo không được giặt và làm khô đúng cách. Nguyên nhân chính gây ra việc này là sự tích tụ cặn bên trong máy giặt. Điều này có thể là một vấn đề đau đầu đối với những người sống ở khu vực có nước cứng.
Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thực hiện vệ sinh máy giặt một cách kỹ lưỡng. Hãy sử dụng một loại chất tẩy mạnh có sẵn trên thị trường để làm sạch máy giặt của bạn. Những chất tẩy này có thể loại bỏ hiệu quả tất cả cặn bám trong thiết bị mà không gây hại cho các bộ phận khác của máy.
Lưu ý, bạn nên chọn loại chất tẩy phù hợp với thiết bị của bạn. Nhiều thương hiệu còn cung cấp các loại chất tẩy máy giặt riêng cho mẫu của họ. Bạn nên tìm hiểu và nên lựa chọn các chất tẩy từ cùng một thương hiệu để đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Giữ cho miếng đệm cửa máy khô ráo
Vấn đề khác mà chúng ta cần chú ý là đảm bảo không có nấm mốc hoặc chất bẩn tích tụ trong máy. Để đảm bảo điều này, bạn nên để kín nắp máy hoặc giữ cho miếng đệm cửa máy khô, vì lồng giặt không thể khô nhanh và có thể dẫn đến việc sản sinh ra nấm mốc. Hiện tượng này diễn ra phổ biến hơn sau chu kỳ giặt nóng, đặc biệt khi độ ẩm vẫn còn đọng lại bên trong máy, gây ra tích tụ chất bẩn ở trong lồng giặt và miếng đệm cửa.
Để làm sạch phần đệm cửa máy giặt, bạn cần chuẩn bị xà phòng hoặc chất tẩy và nước rồi làm theo các bước sau:
- Lấy một muỗng xà phòng hoặc chất tẩy (nếu có) và hòa vào một tách nước sạch.
- Lấy một miếng vải sạch và ngâm nó trong dung dịch này.
- Sau đó, lau sạch miếng đệm cao su của máy bằng miếng vải đó.
- Giặt sạch miếng vải và lặp lại 2 bước trên.
- Tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn chắc chắn rằng không còn cặn bẩn trên miệng đệm cửa.
3. Vệ sinh thành lồng giặt
Bạn nên thường xuyên vệ sinh thành lồng giặt của máy để bảo dưỡng máy giặt hiệu quả hơn. Việc này có thể khá khó khăn, tùy thuộc vào máy giặt của bạn là loại cửa trên hay cửa trước. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn thành công việc này bằng cách sử dụng một chiếc bàn chải lông mềm có tay cầm dài để làm sạch các ngóc ngách bên trong lồng giặt.
Để làm sạch thành lồng giặt, bạn cần chuẩn bị một số chất liệu và dụng cụ như bột giặt, nước và bàn chải. Bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Lấy một muỗng bột giặt và hòa vào một chén nước lã.
- Lấy bàn chải và ngâm nó trong dung dịch này.
- Sau đó, cọ sạch thành lồng giặt bằng bàn chải. Hãy đảm bảo bạn cọ chúng kỹ lưỡng và sạch sẽ, kể cả các góc và mép của lồng giặt.
4. Để cửa máy mở trong một thời gian
Hầu hết chúng ta thường đóng cửa máy giặt ngay sau khi sử dụng. Điều này hoàn toàn không nên làm. Bạn hãy để cửa máy giặt mở trong khoảng 15-30 phút để loại bỏ độ ẩm đọng lại trong lồng giặt. Điều này giúp ngăn chặn tích tụ nấm mốc và chất bẩn. Không chỉ vậy, nó còn giúp lồng giặt khô hoàn toàn và bảo vệ các bộ phận nhạy cảm khác khỏi các sự cố do độ ẩm gây ra.
5. Sử dụng chất tẩy rửa đúng cách
Lưu ý quan trọng tiếp theo để bảo dưỡng máy giặt là sử dụng chất tẩy rửa đúng cách. Hầu hết chúng ta thường không biết đến hoặc bỏ qua thực tế rằng không phải loại chất tẩy nào cũng phù hợp cho tất cả các loại máy giặt. Một lưu ý chung cho các loại máy giặt là nên sử dụng chất tẩy rửa ít tạo bọt.
Ngoài ra, việc sử dụng lượng chất tẩy đúng hoặc đủ cũng rất quan trọng để bảo dưỡng máy giặt của bạn. Điều này là điều chúng ta thường bỏ qua và không chú ý. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều chất tẩy so với cần thiết, nó sẽ để lại một số cặn không chỉ trên quần áo mà còn trên máy. Điều này có thể làm cho máy giặt của bạn gặp khó khăn trong việc làm sạch quần áo.
Biện pháp quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện là tham khảo hướng dẫn sử dụng. Trong đó sẽ có hướng dẫn về việc sử dụng loại và lượng chất tẩy rửa cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về vị trí đựng chất tẩy rửa, một số máy giặt có khay chứa chất tẩy và chất làm mềm vải riêng nên bạn cần lưu ý đổ chất tẩy rửa vào đúng vị trí.
6. Kiểm tra ống nước
Bạn cần kiểm tra ống dẫn nước thường xuyên để đảm bảo rằng ống dẫn nước của máy giặt hoàn toàn không bị hỏng và không có vết nứt. Nếu các đường ống không kết nối chặt, nước có thể bị rò rỉ ra ngoài. Vì vậy, hãy kiểm tra các đầu nối mỗi khi sử dụng máy, đặc biệt sau khi chạy xong. Nếu phát hiện có rò rỉ, bạn có thể xác định vị trí và yêu cầu kỹ thuật viên từ các đơn vị chuyên bảo dưỡng máy giặt đến để khắc phục.
Với ống dẫn nước máy giặt, bạn nên kiểm tra ống và thay thế chúng ba đến năm năm một lần.
7. Vệ sinh bộ lọc bụi
Trong quá trình giặt, tất cả các máy giặt đều cần loại bỏ phần bụi và các chất cặn hoặc rác thải khác thông qua bộ lọc bụi. Vì vậy, bạn nên vệ sinh bộ phận này thường xuyên để làm sạch bộ lọc khỏi các bụi bẩn và giúp nó hoạt động hiệu quả hơn. Khi túi của bộ lọc bị đầy, nó sẽ không thể thu được các chất cặn khác. Kết quả là các chất bẩn này sẽ tiếp tục nằm trong nước và quần áo và ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị, từ đó làm giảm tuổi thọ của máy giặt. Trong trường hợp xấu nhất, việc để túi lọc bụi đầy còn có thể làm hỏng phần tử lắc hoặc bát quay dẫn đến việc bạn sẽ cần liên hệ với kỹ thuật viên sửa máy giặt chuyên nghiệp để giải quyết trục trặc này. Do đó, việc vệ sinh bộ lọc ít nhất mỗi tháng một lần là tốt nhất.
Lược dịch từ simpleghar.com