Loại giày nào có thể giặt bằng máy giặt?
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định xem giày của bạn có thể giặt bằng máy hay không. Nhưng làm thế nào để bạn biết điều này? Rất đơn giản. Bạn hãy kiểm tra nhãn chỉ dẫn của giày để xem hướng dẫn giặt. Nếu bạn đã quên hoặc vứt dãn chỉ dẫn đi thì bạn vẫn có thể vào website của hãng giày và tìm kiếm các hướng dẫn liên quan. Nếu trên chỉ dẫn cho phép giặt giày bằng máy giặt thì bạn không cần phải lo lắng và tiếp tục đọc các hướng dẫn tiếp theo dưới đây.
Còn nếu giày của bạn không dành cho việc giặt bằng máy thì bạn không nên đặt chúng vào máy giặt. Khi giặt những đôi giày này bằng máy giặt sẽ làm hỏng chất liệu của giày, và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây ra hỏng hóc và phải sửa máy giặt.
Chất liệu của giày là yếu tố quyết định quan trọng cho đôi giày. Một số loại giày có thể giặt bằng máy giặt gồm có các loại giày vải và giày thể thao khác được làm bằng chất liệu nylon, cotton và polyester. Nước và cả chất tẩy rửa cũng không thể làm hỏng những chất liệu này, vì vậy đôi giày của bạn sẽ an toàn khi đặt vào máy giặt.
Với các loại giày được gia công đặc biệt như giày thêu, giày đính các hạt nhũ hoặc lông vũ, bạn cần quy trình làm sạch và chất tẩy rửa đặc biệt để không làm hỏng dáng giày và chất liệu giày. Để đảm bảo an toàn nhất thì bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tư vấn từ các cửa hàng bán lẻ, bạn có thể mang những chiếc giày này ra những tiệm chuyên giặt giày để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cách sử dụng máy giặt để giặt giày
Giặt giày trong máy giặt không phức tạp như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần tuân theo các hướng dẫn cơ bản và các bước cần thiết dưới đây. Một số dụng cụ cần thiết bao gồm:
- Túi giặt lưới
- Chất tẩy giặt dạng lỏng
- Bàn chải đánh răng cũ có lông mềm
- Chất tẩy làm sạch
- Khăn cũ
Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ kể trên, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Tháo dây giày
Bước đầu tiên là tháo dây giày. Bạn có thể giặt chúng bằng tay hoặc đặt chúng vào máy giặt. Nếu giặt trong máy giặt, bạn hãy đặt dây giày vào túi giặt lưới có khóa kéo. Điều này giúp dây giày không bị vướng và tránh bị quấn vào các vật khác bên trong máy giặt trong quá trình giặt. Nếu dây giày bị dính vết bẩn khó giặt thì tốt nhất là bạn nên giặt chúng bằng tay với chất tẩy giặt và một chiếc bàn chải mềm.
Bước 2: Làm sạch và làm khô lớp lót giày
Bạn nên giặt lớp lót riêng thay vì cứ để chúng ở trong giày. Với lớp lót giày, để đảm bảo hiệu quả làm sạch cao nhất, bạn nên giặt chúng bằng tay trước khi cho vào máy giặt. Một số vật dụng cần thiết gồm bàn chải mềm hoặc khăn cũ, nước lã hoặc nước có xà phòng, chất tẩy giặt. Bạn hãy lấy một ít nước xà phòng hoặc bạn có thể thêm vài giọt chất tẩy giặt vào chậu nước lã rồi dùng bàn chải mềm hoặc khăn thấm vào nước rồi lau nhẹ nhàng lớp lót giày.
Để làm khô lớp lót, bạn cần sử dụng một số dụng cụ như miếng bọt biển, baking soda (bột nở). Bạn hãy lấy miếng bọt biển và đặt lên lớp lót để hấp thụ ẩm, sau đó rắc một ít baking soda lên đó rồi để qua đêm. Việc này giúp khử mùi của lớp lót và cũng giúp hấp thụ lượng ẩm còn lại. Cuối cùng, lau bọt soda vào sáng hôm sau, đợi lớp lót khô hoàn toàn rồi đặt lại chúng vào giày.
Bước 3: Chà giày
Để tiến hành bước này, bạn hãy lấy một chiếc bàn chải mềm hoặc bàn chải đánh răng cũ và sử dụng nó để loại bỏ các chất bám bẩn trên thân giày. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc nước có xà phòng nhẹ để làm sạch chúng nếu cần thiết.
Bước 4: Đặt giày vào máy giặt
Đặt giày và lớp lót vào túi giặt lưới để tránh việc chúng bị tổn hại trong quá trình giặt. Nếu bạn không có túi giặt lưới, bạn có thể đặt chúng trong vỏ chăn hoặc gối với khóa kéo. Thêm vào đó, hãy chắc chắn rằng bạn không giặt giày với những đồ vải khác, đặc biệt là những đồ có màu sáng, để tránh trường hợp các chất bẩn trên giày dính sang các món đồ này và thuận tiện hơn cho việc vệ sinh máy giặt sau chu trình giặt.
Bước 5: Lựa chọn chương trình giặt phù hợp
Đối với giày thông thường và giày thể thao, chế độ giặt nhẹ và chương trình giặt ngắn thường là lựa chọn tốt nhất. Đặt nhiệt độ nước lạnh hoặc ấm tùy thuộc vào các chỉ dẫn trên nhãn hướng dẫn của giày. Tuy nhiên, nhìn chung thì bạn nên tránh sử dụng nước nóng, vì nó có thể làm hư hỏng cho các chất liệu nhạy cảm và gây ra co rút.
Bước 6: Sử dụng chất tẩy giặt và chất làm sạch
Thêm vào máy giặt một lượng chất tẩy giặt phù hợp cho đôi giày của bạn. Sử dụng một lượng nhỏ chất tẩy giặt dạng lỏng và tránh sử dụng chất tẩy giặt bột, vì nó có thể để lại vết trắng trên giày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất làm sạch đặc biệt cho một số loại giày để làm sạch và khử mùi. Đặt chất làm sạch này vào ngăn chất tẩy giặt hoặc đổ trực tiếp vào lồng giặt tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 7: Khởi động chương trình giặt
Bây giờ, hãy bắt đầu chương trình giặt. Hãy đặt máy giặt hoạt động ở chế độ nhẹ và sử dụng lực xoáy nhẹ để tránh làm hỏng giày.
Bước 8: Làm khô giày sau khi giặt
Sau khi hoàn thành chương trình giặt, hãy lấy giày ra khỏi máy và để chúng khô tự nhiên. Tránh sử dụng máy sấy hoặc các nguồn nhiệt khác để làm khô giày nhanh, vì nó có thể gây ra hiện tượng co rút và biến dạng giày. Hãy phơi giày ở khu vực thoáng khí và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Để giúp giữ dáng giày, bạn có thể bỏ một miếng bọt biển hoặc một ít giấy báo nhẹ vào bên trong giày để giữ cho chúng thẳng đứng trong khi phơi khô. Sau khi giày đã khô hoàn toàn, hãy thay lớp lót đã khô và xâu dây giày lại.
Lưu ý: Không chỉ giặt giày mà với một số sản phẩm hoặc chất liệu đặc biệt khác, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà sản xuất hoặc các đơn vị sửa máy giặt uy tín để có phương án và quy trình giặt các sản phẩm này phù hợp và hiệu quả nhất.
Lược dịch từ simpleghar.com