Một số loại chất tẩy tự chế
Chất tẩy 1
Nước oxy già và nước chanh là những chất tẩy tự nhiên rất hiệu quả để ngăn chặn nấm mốc và ngăn cản sự phát triển của nó. Để tạo ra chất tẩy từ các chất này, bạn cần:
- Nước - 2 tách
- Nước oxy già - Nửa chén
- Nước chanh - Một phần tư chén
Chất tẩy 2
Nếu bạn không có nước oxy già sẵn có ở nhà, bạn có thể sử dụng giấm trắng. Đây có thể coi là một loại chất tẩy đa năng. Để tạo ra chất tẩy từ các chất này, bạn cần:
- Nước - 2 tách
- Giấm trắng cất - Nửa chén
- Nước chanh - Một phần tư chén
Chất tẩy 3
Bạn cũng có thể tạo ra một hỗn hợp chất tẩy chỉ với giấm và nước. Hỗn hợp này đủ để làm sạch và vệ sinh máy giặt nếu sự phát triển của một lớp nấm mốc mỏng. Để tạo ra chất tẩy từ các chất này, bạn cần:
- Nước - 4 phần
- Giấm - 1 phần
Chất tẩy khác
Nếu bạn cảm thấy các chất tẩy đã đề cập ở trên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số loại chất tẩy khác với tỉ lệ như sau:
- Nước - 4 phần
- Chất tẩy - 1 phần
Quy trình làm sạch
Bước 1: Làm sạch phớt cửa
Vì phớt cửa là nguyên nhân chính làm hình thành nên nấm mốc nên bạn hãy bắt đầu làm sạch phớt cửa trước tiên. Một số dụng cụ cần thiết gồm:
- Chất tẩy
- Bình xịt
- Khăn vải
- Bàn chải đánh răng cũ
- Găng tay cao su và khẩu trang
Các bước thực hiện:
- Cho chất tẩy (có thể là một trong những loại nêu trên) vào một chai xịt.
- Xịt chất tẩy lên nấm mốc trên phớt cửa.
- Sau khi xịt, lấy một cái khăn vải và lau sạch phớt cửa.
- Đối với những vết bẩn khó nhằn, hãy để chất tẩy ngấm trong vài phút sau đó dùng bàn chải đánh răng cũ để làm sạch.
Lưu ý: Đảm bảo bạn phải đeo găng tay cao su và khẩu trang để bảo vệ tay và tránh hít phải những loại nấm mốc này trong quá trình vệ sinh máy giặt.
Bước 2: Làm sạch ngăn chứa chất tẩy
Sau khi đã làm sạch phớt cửa, bạn hãy tiếp tục làm sạch ngăn chứa chất tẩy. Một số dụng cụ cần thiết gồm:
- Chất tẩy
- Bình xịt
- Bàn chải dạng dài hoặc dạng hình trụ
Các bước thực hiện:
- Tháo bỏ ngăn chứa chất tẩy khỏi máy giặt.
- Cho chất tẩy (có thể là một trong những loại nêu trên) vào một chai xịt.
- Xịt chất tẩy lên ngăn chứa và chà sạch chúng để vệ sinh máy giặt.
- Nếu bạn không thể tháo rời ngăn chứa, hãy sử dụng bàn chải dạng dài hoặc dạng hình trụ để làm sạch kỹ hơn các khe hẹp trong ngăn chứa chất tẩy.
Bước 3: Làm sạch lồng giặt
Bước tiếp theo để vệ sinh máy giặt là làm sạch lồng giặt. Sau khi đã làm sạch phớt cửa và ngăn chứa chất tẩy, bạn cần chạy máy giặt qua một loạt ba chu kỳ trong bước này. Một số dụng cụ cần thiết gồm:
- Chất tẩy
- Giấm
- Nước
Các bước thực hiện:
- Cho khoảng một đến hai chén chất tẩy vào lồng giặt.
- Đổ một lượng chất tẩy vào ngăn chứa chất tẩy.
- Bây giờ, điều chỉnh cài đặt nhiệt độ nước trên máy giặt thành tùy chọn “Nóng” và chọn chu kỳ lâu nhất.
- Trong quá trình này, nấm mốc trong ngăn chứa chất tẩy cũng như trong lồng giặt sẽ bị tiêu diệt.
- Sau khi đã hoàn thành chu kỳ đầu tiên, hãy để máy giặt chạy qua chu kỳ thứ hai.
- Sử dụng giấm thay vì chất tẩy và lặp lại quy trình như trong chu kỳ đầu tiên. Làm điều này sẽ khử mùi hôi của máy.
- Sau chu kỳ thứ hai, chạy máy giặt qua chu kỳ cuối cùng với nước trắng để rửa sạch.
Một số mẹo bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt
- Sử dụng chất tẩy máy giặt chuyên dụng để vệ sinh máy giặt mỗi tháng một lần.
- Nếu bạn không tìm mua được chất tẩy chuyên dụng, bạn có thể thêm một nửa chén chất tẩy thông thường vào chu kỳ giặt nóng thông thường để làm sạch.
- Đối với máy giặt đi kèm với chế độ giặt vệ sinh, hãy đảm bảo bạn chỉ sử dụng chất tẩy để làm sạch sâu và bảo dưỡng.
Nếu mùi mốc vẫn còn kể cả khi bạn đã áp dụng các cách trên, có khả năng nấm mốc đang phát triển cả phía sau lồng giặt. Khi đó bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ của một chuyên gia vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt để chẩn đoán và khắc phục vấn đề này.
Các cách ngăn chặn nấm mốc hình thành trong máy giặt
Sử dụng đúng loại chất tẩy rửa
Hầu hết các loại máy giặt từ các thương hiệu phổ biến đều là các mô hình hiệu suất cao (High-Efficiency). Khi đó, bạn cũng phải sử dụng những loại chất tẩy rửa hiệu suất cao cho các thiết bị này và không sử dụng các sản phẩm thông thường. Việc sử dụng các chất tẩy rửa thông thường có thể gây tạo bọt quá nhiều, từ đó dẫn đến sự phát triển của nấm mốc.
Để mở nắp máy
Bạn không nên đóng nắp máy giặt ngay sau khi sử dụng. Hãy để mới nắp máy giặt để nó khô hoàn toàn từ đó ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Trước khi đóng cửa, bạn hãy lau sạch tất cả các phần của máy giặt, bao gồm phớt cửa, hộc chứa nước, lồng giặt và cửa bằng một khăn cũ.
Lấy quần áo ra ngay sau khi giặt
Chúng ta thường không lấy quần áo ướt ra khỏi máy giặt ngay sau khi giặt xong. Điều này sẽ dẫn đến sự tích tủ độ ẩm và hình thành nấm mốc bên trong máy giặt. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy lấy quần áo ra sau khi máy giặt hoàn thành quá trình giặt. Điều này cũng giúp bạn ngăn chặn mùi mốc bám trên quần áo.
Tránh sử dụng chất làm mềm vải
Chúng ta thường thêm chất làm mềm vải dạng lỏng vào máy giặt để làm cho vải mềm mại hơn. Tuy nhiên, điều này có thể để lại cặn trong lồng giặt và dẫn đến sự phát triển của nấm mốc. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy tránh sử dụng chất làm mềm vải.
Kiểm tra ống nước
Hãy thường xuyên kiểm tra ống nước của máy giặt để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nứt hoặc hỏng hóc nào. Đồng thời, đảm bảo các kết nối ống nước chắc chắn và không bị lỏng. Nếu cần, hãy thay thế ống nước từ ba đến bốn năm một lần để tránh nguy cơ hỏng đường ống nước và phải sửa máy giặt, dẫn đến tích nước trong máy giặt và hình thành nên nấm mốc.
Lược dịch từ simpleghar.com