Nếu bạn thường theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì hẳn đã thấy rất nhiều bản tin về việc bình nóng lạnh phát nổ, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và nhu cầu sử dụng thiết bị tăng cao. Thực chất, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đáng tiếc này và đa phần trong đó là do thói quen sử dụng của người dùng.
1. Cài đặt nhiệt độ quá cao
Một lỗi phổ biến mà người dùng mắc phải là cài đặt nhiệt độ nước nóng quá cao. Nhiệt độ bạn cài đặt càng cao thì máy nước nóng của bạn sẽ tiêu thụ càng nhiều năng lượng để làm nóng nước.
Ngoài ra, nếu nhiệt độ quá cao, áp suất bên trong bình chứa có thể gây nguy hiểm. Áp suất cao có thể dẫn đến rò rỉ nước và sẽ cần phải sửa bình nóng lạnh càng sớm càng tốt.
Bạn có thể đang nghĩ nhiệt độ nào được coi là quá cao? Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) khuyến nghị người dùng nên sử dụng bình nóng lạnh ở mức nhiệt độ không quá 49 độ C để tránh bị bỏng. Đây cũng là mức nhiệt độ mặc định khi lắp đặt bình nóng lạnh.
Nhiều người dùng vẫn sử dụng bình nóng lạnh ở khoảng 60 độ C. Tuy sử dụng nhiệt độ này có thể không gây nguy hiểm nhưng bạn sẽ phải trả nhiều tiền điện hơn nhiều so với khi sử dụng nhiệt độ được chọn là 49, 50 độ.
2. Bỏ qua tiếng ồn bất thường
Nếu bạn nghe thấy tiếng nổ lớn hoặc tiếng nổ lách tách phát ra từ bình nóng lạnh, đừng bỏ qua và coi thường nó. Hãy cân nhắc gọi dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng bình nóng lạnh càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chính khiến bình nóng lạnh kêu to nguồn nước cấp vào không sạch do những cặn khoáng chất khi ở nhiệt độ cao đã kết tủa lại và bám ở thành và đáy bình.
Thông thường, bạn có thể xử lý cặn bám bằng cách xả nước bình nóng lạnh. Nhưng nếu nguyên nhân không phải do cặn bám mà do rò rỉ bên trong thì vấn đề sẽ phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn.
Tích tụ cặn không chỉ gây ra tiếng ồn lớn mà còn làm tăng chi phí sử dụng hàng tháng của bạn. Do đó, bạn cần lưu ý bảo dưỡng bình nóng lạnh thường xuyên để kịp thời giải quyết và phát hiện sự cố trước khi quá muộn.
3. Không vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh
Do không phải gia đình nào cũng thường xuyên sử dụng bình nóng lạnh mà chỉ có nhu cầu cao vào mùa đông nên mọi người thường có tâm lý chủ quan, không vệ sinh, bảo dưỡng bình nóng lạnh trong thời gian dài, thậm chí kể từ lúc mua về.
Tình trạng tích tụ cặn bám bên trong bình nóng lạnh chỉ là một trong số những vấn đề có thể gặp phải khi không vệ sinh bình nóng lạnh tại nhà. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác bạn có thể gặp phải như tốc độ làm nóng kéo dài hơn bình thường, áp lực nước thấp, tiền điện tăng và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vệ sinh hay bảo dưỡng bình nóng lạnh không cần thiết phải thường xuyên nhưng bạn vẫn cần đảm bảo trung bình một năm nên kiểm tra thiết bị một lần. Nếu bạn không có thời gian hoặc không tự tin để tự bảo dưỡng tại nhà thì có thể gọi dịch vụ bảo dưỡng bình nóng lạnh chuyên nghiệp để kỹ thuật viên tới hỗ trợ.
Ngoài ra, nếu gặp bất kể vấn đề nào với thiết bị trong quá trình sử dụng, bạn cần nhanh chóng liên hệ tới các địa chỉ sửa bình nóng lạnh tại nhà.

4. Quên tắt bình sau khi sử dụng
Một thói quen xấu của rất nhiều gia đình là bật bình nóng lạnh liên tục 24/24 để sử dụng nước nóng ngay khi cần hoặc bật bình nhưng quên tắt. Các thói quen này đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, gây lãng phí năng lượng và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Khi bình nóng lạnh hoạt động liên tục trong thời gian dài, lớp cách điện của dây dẫn điện sẽ bị hao mòn, khiến hệ thống ngắt điện tự động được thiết kế trên thiết bị hoạt động không còn hiệu quả như ban đầu. Hậu quả là bình nóng lạnh sẽ dễ bị rò điện khi có sự thông mạch từ dây dẫn điện đến môi trường bên ngoài.
Để tránh những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh mức nhiệt độ vừa phải, đủ dùng để hạn chế quá tải điện trong quá trình đun nóng nước.

5. Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh
Hầu hết bình nóng lạnh trên thị trường hiện nay đều có cơ chế ngắt điện khi nhiệt độ tăng cao nhờ bộ phận rơ le nhiệt. Tuy nhiên, chính cơ chế này lại khiến người dùng chủ quan và cho rằng bình nóng lạnh hoàn toàn an toàn, kể cả khi bật cầu dao liên tục hay vừa tắm vừa bật bình.
Trên thực tế, quan điểm này không chính xác. Rơ le nhiệt chỉ có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ nước trong bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơ le tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao đến mức cài đặt thì rơ le tự động ngắt điện để nhiệt độ nước không lên quá cao.
Nhưng nếu để thiết bị hoạt động liên tục, khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức cài đặt, rơ le sẽ lại tự động bật và đun nước nóng lên qua thanh nhiệt bên trong bình. Quá trình trên sẽ lặp đi lặp lại và có thể làm bảng điều khiển của thiết bị bị mất kiểm soát. Khi đó, áp suất trong bình tăng quá nhanh trong khi van an toàn nóng lạnh chưa kịp xả áp sẽ khiến bình nóng lạnh bị nứt vỡ, rò rỉ điện và thậm chí là phát nổ.
Bình nóng lạnh còn lắp hệ thống chống giật ELCB giúp hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy, ngắt điện khi có sự cố. Tuy nhiên, không có gì là đảm bảo tuyệt đối rằng các trường hợp hư hỏng, chập điện sẽ không xảy ra với thiết bị của bạn.
Cách tốt nhất để vừa giữ thiết bị hoạt động ổn định trong thời gian dài, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chỉ bật bình nóng lạnh 15 - 20 phút trước khi tắm để nhiệt độ ổn định và tắt sau thời gian đó rồi mới đi tắm như bình thường.
Tham khảo từ: waterheatercity.com và ferroli.com.vn