Skip to content

Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Có một số quy tắc cơ bản bạn cần tuân theo khi nấu ăn bằng lò vi sóng để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả nấu nướng tốt nhất. Đây cũng là một số mẹo có thể và nên áp dụng với mọi loại lò vi sóng, bất kể thương hiệu.

Việc nên làm khi sử dụng lò vi sóng

1. Nên cẩn thận khi rã đông thịt

Nhiều người tin rằng bạn không bao giờ nên rã đông thịt trong lò vi sóng. Tuy nhiên, điều này không đúng. Thịt hoàn toàn có thể rã đông trong lò vi sóng, miễn là bạn đảm bảo thịt được rã đông đúng cách và nấu ngay sau đó. 

Hãy chắc chắn lấy thịt ra khỏi bao bì gốc và kiểm tra tình trạng của thịt. Không bao giờ để nguyên bao bì thịt vào trong lò vi sóng bởi chất liệu của những loại bao bì này thường không tương thích với thiết bị nên có thể ảnh hưởng tới hiệu năng, thậm chí là phát nổ.

Tuy bạn có thể rã đông thịt bằng lò vi sóng nhưng vẫn nên để thịt rã đông bên ngoài trước bởi nếu trực tiếp để thịt từ ngăn đá vào lò vi sóng, khả năng cao thịt sẽ được nấu chín không đều.

2. Nên sử dụng hộp đựng an toàn với lò vi sóng

Khi sử dụng lò vi sóng hay các loại lò nướng khác, người dùng phải sử dụng các loại hộp đựng, màng bọc tương thích và an toàn với lò vi sóng. Thông thường các hộp đựng an toàn với lò vi sóng sẽ có nhãn ghi rõ chúng có thể được hâm nóng trong lò vi sóng hay không. Ví dụ, các hộp nhựa không an toàn với lò vi sóng bởi khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị tan chảy và có thể giải phóng các hóa chất độc hại.

Không nên sử dụng các dụng cụ làm từ nhựa khi dùng lò vi sóng

3. Nên kiểm tra thực phẩm

Bạn có thể để ý mỗi khi đóng cửa lò vi sóng thì đèn bên trong sẽ sáng. Công dụng của đèn này là giúp người dùng theo dõi quá trình nấu nướng bên trong lò vi sóng dễ hơn và có sự điều chỉnh kịp thời để ngăn thực phẩm của bạn bị cháy, khô hoặc chín không đều. Lưu ý khi theo dõi quá trình nấu của thực phẩm trong lò vi sóng, bạn nên giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 30cm, tuyệt đối không để mặt quá sát vào cửa lò.

Chức năng này sẽ rất có ích khi hâm nóng thực phẩm mà không có hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất vì có thể khó xác định được thời gian cần thiết. Do đó, khi đèn của lò vi sóng không may bị hỏng, tuy không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của thiết bị nhưng bạn vẫn nên sửa lò vi sóng càng sớm càng tốt.

Sửa đèn của lò vi sóng không quá phức tạp nhưng nếu bạn không dạy nghề điện lạnh hay kinh nghiệm sửa chữa các thiết bị tương tự thì có thể liên hệ tới các trung tâm sửa lò vi sóng, sửa bếp từ Fagor chuyên nghiệp

4. Nên thường xuyên đảo hoặc lật thức ăn

Thông thường, khi mọi người nấu bằng lò vi sóng, phần rìa ngoài của thực phẩm sẽ nóng trong khi phần giữa vẫn lạnh. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách khuấy hoặc lật thực phẩm thường xuyên. 

Bạn có thể xem hướng dẫn và lưu ý về tần suất lật đồ ăn trong hướng dẫn sử dụng của lò vi sóng. Nếu bạn chỉ hâm nóng thức ăn thừa, chúng tôi khuyên bạn nên đảo hoặc lật thức ăn cứ sau 30 giây vào khoảng giữa thời gian nấu.

5. Nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Khi sử dụng lò vi sóng của nhà sản xuất nhất định, bạn nên cẩn thận đọc và làm theo hướng dẫn của họ để có kết quả tốt nhất. Sẽ có thời gian nấu khác nhau cho các loại lò vi sóng có mức công suất khác nhau. Ví dụ, lò vi sóng 700W sẽ mất nhiều thời gian hơn để nấu chín thức ăn so với lò vi sóng 900W nên bạn sẽ không thể áp dụng cùng một kiểu nấu nướng trên mọi loại lò.

Sử dụng lò vi sóng theo hướng dẫn sản xuất
Sử dụng lò vi sóng theo hướng dẫn sản xuất

6. Nên để hở thức ăn trong lò vi sóng

Mặc dù đậy kín thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng là một phương pháp tương đối ổn, nhưng bạn vẫn nên để một khe hở nhỏ trong hộp đựng để thông gió. Điều này sẽ giúp hơi nước thoát ra ngoài và ngăn hộp không bị cong vênh hoặc thậm chí phát nổ.

Ngay cả hộp đựng chất lượng cao dùng được trong lò vi sóng cũng có thể bị cong vênh hoặc hư hỏng nếu nắp hộp được đậy chặt hoàn toàn. Do đó, tốt nhất là để nắp đậy hờ trên cùng để đảm bảo điều đó không xảy ra.

7. Nên đợi một vài phút trước khi lấy thức ăn ra ngoài

Sau khi hâm nóng, hãy để thức ăn trong lò vi sóng trong một hoặc hai phút trước khi lấy ra. Làm như vậy thì nhiệt độ phân phối đều khắp thức ăn, đảm bảo thức ăn đạt đến nhiệt độ an toàn và được hâm nóng hoàn toàn.

Thời gian chờ thức ăn sau khi kết thúc đặc biệt quan trọng đối với các món ăn như món hầm hoặc các món dày thịt, có thể tiếp tục nấu từ nhiệt còn sót lại.

8. Nên để thời gian nấu khác nhau

Các loại thực phẩm và món ăn khác nhau cần thời gian nấu khác nhau tùy thuộc vào độ dày, độ ẩm và công suất của lò vi sóng. Ví dụ các loại thực phẩm dày hơn như các loại thịt và mì ống sẽ cần nhiều thời gian hơn các loại thực phẩm nhẹ như rau củ. 

Luôn bắt đầu với thời gian nấu tối thiểu được khuyến nghị, sau đó kiểm tra và thêm thời gian nếu cần. Điều chỉnh thời gian nấu giúp tránh nấu quá chín hoặc chưa chín.

Việc không nên làm khi sử dụng lò vi sóng

1. Không cho kim loại vào lò vi sóng

Bạn không bao giờ nên đặt bất cứ thứ gì bằng kim loại vào lò vi sóng. Kim loại sẽ phát tia lửa trong lò vi sóng gây hư hỏng thiết bị. Nếu vấn đề không nghiêm trọng bạn chỉ cần sửa lò vi sóng nhưng nếu nghiêm trọng hơn, nó có thể phát nổ và gây ra hỏa hoạn. 

Bất kỳ đồ dùng bằng kim loại, bát đĩa có chi tiết bằng kim loại hoặc bất kỳ thứ gì khác có chứa kim loại đều không được sử dụng trong lò vi sóng. Bạn cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này hơn nữa khi gia đình có trẻ nhỏ.

2. Không sử dụng các hộp đựng không dùng được trong lò vi sóng

Một số hộp nhựa như bát đựng salad hoặc bao bì thực phẩm không được thiết kế để cho vào lò vi sóng và có thể tan chảy. Chỉ riêng mùi thôi cũng đủ khiến bạn nản lòng, nhưng việc vệ sinh còn tệ hơn. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ hộp đựng nào bạn cho vào lò vi sóng đều có thể dùng được.

Không sử dụng các hộp đựng không dùng được trong lò vi sóng
Không sử dụng các hộp đựng không dùng được trong lò vi sóng

3. Không để lò vi sóng hoạt động mà không có người theo dõi

Một thói quen thường thấy của người dùng là cài đặt chế độ nấu nướng và thời gian nấu trên lò vi sóng để tranh thủ làm những việc khác trong thời gian chờ. Có nhiều món ăn bạn có thể nghĩ cần nhiều thời gian nấu nhưng thực tế lại nhanh chín. Nếu không theo dõi, rất có thể món ăn đó sẽ bị cháy hoặc khô cứng do nấu quá kỹ.

Do đó, luôn ở gần khi sử dụng lò vi sóng và kiểm tra thức ăn thường xuyên. Bằng cách này, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng nấu quá chín, đổ tràn hoặc bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào có thể phát sinh.

4. Không cho những đồ không phải thực phẩm vào lò vi sóng

Lò vi sóng dùng để hâm nóng thức ăn. Không bao giờ dùng lò để hâm nóng các vật dụng như miếng bọt biển, khăn giấy, quần áo hoặc bất kỳ thứ gì khác không an toàn với lò vi sóng. Làm như vậy có thể làm hỏng lò vi sóng và có thể gây ra rủi ro về an toàn.

Không cho những đồ không phải thực phẩm vào lò vi sóng
Không cho những đồ không phải thực phẩm vào lò vi sóng

5. Không đun quá nóng chất lỏng

Chất lỏng khi đun ở nhiệt độ quá cao sẽ sôi và bắn ra khỏi hộp đựng, thậm chí có thể nổ bên trong lò vi sóng của bạn. Tuy nhiên, thức ăn sủi bọt hoặc bốc hơi không phải dấu hiệu đáng quan ngại bởi nó chỉ có nghĩa là thức ăn đã được nấu chín kỹ. Để thức ăn của bạn nóng hổi rồi để nguội một chút trước khi ăn.

6. Không để thức ăn không được đậy nắp

Khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng có chứa nhiều chất lỏng hoặc chất béo, hãy đảm bảo bạn đậy nắp lại. Đậy nắp thức ăn sẽ giúp bạn giữ sạch khoang lò hơn và không cần phải vệ sinh bên trong lò vi sóng nhiều lần.

7. Không nên nhồi nhét quá nhiều thứ vào lò vi sóng

Nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào lò vi sóng có thể dẫn đến việc làm nóng không đều và hiệu quả nấu nướng kém. Đảm bảo có đủ khoảng cách giữa các món ăn để lò vi sóng có thể lưu thông tốt. Nếu cần, hãy nấu thức ăn thành từng mẻ nhỏ hơn để đảm bảo nấu chín đều và có kết quả chất lượng tốt hơn.

8. Không đặt đồ vật lên trên lò vi sóng

Một sai lầm rất phổ biến khi sử dụng lò vi sóng là tận dụng phần trên của lò vi sóng để đặt đồ vật lên. Việc chặn các lỗ thông hơi trên phần trên của lò vi sóng có thể khiến lò quá nóng, dẫn đến hư hỏng, thậm chí gây ra nguy cơ hỏa hoạn. Bạn cần giữ phần trên của lò vi sóng thông thoáng để đảm bảo thông gió thích hợp.

Lược dịch từ: appliancecity.co.uk

5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch tại miền bắc - 0985.41.81.91 - Baohanhbosch24h.com

  • Hỗ trợ 24h: 0936.54.54.58 Toàn quốc.

  • Khu Đô Thị Văn Quán - Xa La Hà Đông: 0977.41.81.91
  • 45 Quang Trung Hà Đông - Mê Trô - Yên Nghĩa: 024 22.42 29.11
  • 457 Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: 0936.178.559
  • 110 Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh
  • Khu Đô Thị Dương Nội - Nam Cường Văn Khê: 0916.131.001
  • 299 Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa  Tân - Mỹ Đình: 0934. 676. 559
  • CT3 Linh Đàm - Khu Đô Thị Kim Văn Kim Lũ: 0906.54.54.58
  • 133 Thái Hà - Lê Văn Lương - Tây Sơn - Đống Đa 0917.418.191
  • K7 Bách Khoa - Trường Chinh - Minh Khai - Lê Trọng Tấn: 0936.545.458
  • 29 Định Công - Lê Trọng Tấn - Cầu Lủ - Bùi Xương Trạch: 0972.704.989
  • 62 Liễu Giai - Thuỵ Khuê - Nguyễn Chí Thanh: 024.22.424.514
  • Khu Đô Thị Pháp Vân , Ngọc Hồi, Văn Điển: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • 189 Hoàng Hoa Thám - Âu Cơ: 0936.17.85.59
  • 64 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ.  0917.41.81.91
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0938.54.54.58
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - TIME CITY: 0917.54.54.58