Skip to content

Buôn lậu máy điều hòa trong dịp nắng nóng

Mùa hè đến, nhu cầu về điều hòa nhiệt độ tăng cao. Đây là cơ sở cho các đối tượng buôn lậu tiến hành vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

Sau những tháng ngủ đông êm ái, một số chủ đầu nậu đã bắt đầu bước vào cuộc chạy đua nước rút với mặt hàng điện lạnh để cung cấp vào thị trường nội địa. Sau khi vụ buôn lậu ở Hang Dơi (Lạng Sơn) bị triệt phá, các chủ đầu nậu không còn con đường nào khác là phải chia lẻ hàng hóa tập kết ở nhà dân, các ki ốt xung quanh chợ để thuê cửu vạn vận chuyển sâu vào nội địa. Để vào được nội địa, họ phải "lách" như thế nào?

Cửu vạn "câu" hàng từ biên giới về tập kết ở nhà dân, trung bình mỗi ngày có vài trăm bộ. Chủ đầu nậu khoán cho xe taxi, xe khách... chở hàng về, mỗi cục hàng từ 300 đến 500 nghìn đồng. Đến Hà Nội, hàng lậu thường tập kết rải rác ở một số nhà dân ven quốc lộ 1 và 5, sau được xé lẻ mang vào nội thành. Họ để ruột một nơi, vỏ một nơi, khi nào an toàn mới bắt đầu đóng gói. Để có "bao bì", họ tung một đội quân "đồng nát" chuyên đi thu mua tất cả vỏ hàng máy lạnh "xịn" của các thương hiệu lớn đã bán ra thị trường, sau đó đóng gói, dập tem sơ ri, tem nilon khiến người tiêu dùng chẳng biết đâu mà lần.

Panasonic là thương hiệu nổi tiếng và chiếm thị phần lớn ở Việt Nam nhưng giờ đây nó đã bị làm giả, làm nhái và hàng lậu nhiều nhất. Các hãng Toshiba, Mitsubishi cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh "đau đầu" hiện nay với nạn hàng nhái, giả và lậu. Để giúp người dân phân biệt được đâu là hàng "xịn", đâu là hàng lậu, một ông chủ kinh doanh máy điều hòa nhiệt độ cho biết, hàng "xịn" có đóng dấu ở ngoài vỏ, còn hàng lậu không có. Việc nhập lậu máy lạnh đã làm thất thu nguồn thuế lớn của Nhà nước.

Làm phép tính đơn thuần, thuế đánh vào mặt hàng điều hòa nhập khẩu nguyên chiếc không có C/O Form D (chứng nhận xuất xứ) tại các nước ASEAN là 50%, thuế tiêu thụ đặc biệt 15% (cộng dồn của giá gốc và nhập khẩu) cộng với thuế VAT 10% cho ra xấp xỉ là 80%. Con số 80% này trốn thuế sẽ là bao nhiêu và lợi nhuận khổng lồ vào túi người buôn lậu lớn đến thế nào?

Hàng lậu tuy chiếm thị trường không lớn nhưng đã làm "lũng đoạn" thị trường sản xuất trong nước và liên doanh với nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của các thương hiệu lớn.

Buôn lậu máy điều hòa trong dịp nắng nóng

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn bắt quả tang cửu vạn đang vận chuyển máy điều hoà nhiệt độ nhập lậu.

Dùng tỷ lệ nội địa hóa để "lách" thuế?

Bốn thương hiệu liên doanh sản xuất máy điều hòa nhiệt độ được đầu tư cơ bản ở Việt Nam hiện nay là LG, Nagakawa, Funiki, Ritex cạnh tranh với nhau đã đủ "sống còn", nay lại phải cạnh tranh với một số thương hiệu chưa có tên tuổi đang chào hàng đầy thị trường. Đây là những thương hiệu mới mẻ do doanh nghiệp tư nhân đơn lẻ sản xuất, đầu tư với số lượng nhỏ từ 500 đến 1.000 bộ theo thời vụ và "lách" chính sách thuế của Nhà nước bằng cách đưa tỷ lệ nội địa hoá (20%) vào sản xuất để hưởng thuế ưu đãi.

Thậm chí, một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy bị "thất nghiệp" giờ cũng chuyển sang sản xuất máy điều hòa. Họ chỉ lắp ráp thuê nên sản phẩm không đạt chất lượng. Một số doanh nghiệp đã "lách" tỷ lệ nội địa hóa, thu một khoản lợi nhuận không nhỏ do được hưởng thuế ưu đãi. Trong khi đó, những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài chỉ được hưởng 5% tỷ lệ nội địa hóa.

Vì thế, họ phải cạnh tranh rất vất vả với những doanh nghiệp đầu tư nhỏ lẻ bởi giá thành của đối tác luôn thấp hơn của họ từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Thậm chí, có doanh nghiệp còn khai từ 30 đến 50% tỷ lệ nội địa hóa để hưởng thuế ưu đãi. Liệu các cơ quan chức năng có bám sát được việc quản lý chính xác các doanh nghiệp thực thi đúng tỷ lệ nội địa hóa? Nếu như 30% tỷ lệ nội địa hóa này mua ở trong nước thì mua ở đâu? Tỷ lệ nội địa hóa như thế đã hợp lý chưa? Trong khi đó rất nhiều thương hiệu, kể cả một số doanh nghiệp nước ngoài không có thiết bị kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm sau khi làm ra và bán trên thị trường.

Down giá - thuế thất thu hàng tỷ đồng?

Giá trị tuy không lớn như thị trường ôtô nhập khẩu nguyên chiếc, nhưng số lượng máy điều hòa nhiệt độ nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam lại không phải là nhỏ. Máy điều hòa nhập khẩu dưới thương hiệu lớn như Panasonic, Hitachi, Mitshubishi, Toshiba dưới danh nghĩa hàng chất lượng cao từ Malaysia, Thái Lan hoặc Trung Quốc nhưng khác nhau về giá. Nếu hàng có C/O Form D tại các nước ASEAN thì còn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thuế nhập khẩu để "lách". Mặt hàng máy lạnh được biến tướng dưới hình thức khai thấp giá thành của sản phẩm để trốn thuế. Máy điều hòa nhiệt độ nhập khẩu nguyên chiếc ở các hãng lớn, giá tính dưới tờ khai rất thấp. Đây gọi là hiện tượng down giá đang "thịnh hành" một cách "hợp pháp".

Chúng ta làm một bài toán ngược cho một bộ điều hòa 9000BTU đang bán trên thị trường với giá từ 4 đến 5 triệu đồng. Trong tờ khai hải quan, bộ điều hòa trên chỉ khai mua vào với giá 80 USD, trong khi các doanh nghiệp đều mua với giá từ 120 đến 150 USD. Họ cố tình khai thấp để trốn thuế 40 USD/bộ điều hòa. 40 USD nhân với 20% thuế nhập khẩu nguyên chiếc (dành cho mặt hàng có chứng nhận xuất xứ tại các nước ASEAN) là ăn bớt được 8 USD/bộ, cộng với 15% thuế tiêu thụ đặc biệt là 7,2 USD và 10% thuế VAT là 5,5 USD. Như vậy, mỗi bộ điều hòa đã bị trốn thuế 20,7 USD (hơn 300 nghìn VND).

Tính trung bình, một năm chúng ta nhập khẩu nguyên chiếc khoảng 200.000 bộ điều hòa, nhân với 300 nghìn/bộ trốn thuế thất thu hàng tỷ đồng. Đấy là thuế đánh vào mặt hàng có chứng nhận xuất xứ tại các nước ASEAN, còn xuất xứ tại các nước khác là 50%. Tính ra, mỗi bộ điều hòa trốn thuế bằng cách này, Nhà nước sẽ thất thu 500.000 đồng/bộ và một năm là hàng chục tỷ đồng.

Lợi nhuận này rơi vào một số doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng họ không được "ăn cả" mà phải chia sẻ cho các tổng đại lý. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là chúng ta phải có biện pháp, chính sách nào để ngăn chặn tình trạng trên? Hiện tượng down giá diễn ra không phải mới đây, đang rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng. Hiện nay, ngành Hải quan đang nỗ lực triển khai một số giải pháp như hướng dẫn, tuyên truyền để doanh nghiệp tự giác thực hiện kê khai lại trị giá khai báo đúng với giá nhập khẩu hàng hóa, không tiến hành xử phạt các đơn vị tự giác khai báo và nộp đủ số thuế.

Do làm tốt công tác hướng dẫn quy trình tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo đối với các trường hợp nghi ngờ mức giá khai báo, xác định lại giá tính thuế, đến tháng 3/2005, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã truy thu được 14 tỷ đồng, Cục Hải quan TP Đồng Nai đã truy thu được 4,8 tỷ đồng đối với các mặt hàng nhập khẩu trốn thuế. Ngành Hải quan đã phối hợp với cơ quan thuế nội địa kiểm tra việc hạch toán, lập hóa đơn bán hàng, quyết toán thuế của các doanh nghiệp nhập khẩu khai báo trị giá thấp để truy thu thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Với biện pháp này, doanh nghiệp nào làm ăn chân chính, tuân thủ những quy định mà pháp luật đặt ra, chắc chắn sẽ đứng vững trên thị trường.

Theo ca.cand.com.vn

4/5 (3000 bầu chọn)

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch tại miền bắc - 0985.41.81.91 -Baohanhbosch24h.com

  • Hỗ trợ 24h: 0936.54.54.58 Toàn quốc Baohanhboschvietnam.vn

  • Khu Đô Thị Văn Quán - Xa La Hà Đông: 0977.41.81.91
  • 45 Quang Trung Hà Đông - Mê Trô - Yên Nghĩa: 024 22.42 29.11
  • 457 Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: 0936.178.559
  • 110 Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh: 024 63.29 .81.33
  • Khu Đô Thị Dương Nội - Nam Cường Văn Khê: 0916.131.001
  • 299 Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa  Tân - Mỹ Đình: 0934. 676. 559
  • CT3 Linh Đàm - Khu Đô Thị Kim Văn Kim Lũ: 0906.54.54.58
  • 133 Thái Hà - Lê Văn Lương - Tây Sơn - Đống Đa: 024.63.29.1992
  • K7 Bách Khoa - Trường Chinh - Minh Khai - Lê Trọng Tấn: 0936.545.458
  • 29 Định Công - Lê Trọng Tấn - Cầu Lủ - Bùi Xương Trạch: 0972.704.989
  • 62 Liễu Giai - Thuỵ Khuê - Nguyễn Chí Thanh: 024.22.424.514
  • Khu Đô Thị Pháp Vân , Ngọc Hồi, Văn Điển: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • 189 Hoàng Hoa Thám - Âu Cơ: 0936.17.85.59
  • 64 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ: 024.63.27.21.66
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0938.54.54.58
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn024.63 . 29.70. 00
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - TIME CITY: 0917.54.54.58