Đặt tủ lạnh nơi thoáng mát, cách vật chắn các phía ít nhất 10 cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc đặt gần các nguồn nhiệt.
Đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (đặt ở nấc 3 hoặc 4 là vừa). Nhiệt độ trong ngăn lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 6 độ C, còn đối với ngăn đá thì để ở mức từ -15 độ C đến – 18 độ C (do cứ lạnh hơn 10 độ C là thêm 25% điện năng tiêu hao).
Ở ngăn lạnh, thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp để bên dưới, thực phẩm có thể để ở nhiệt độ cao hơn hoặc chuẩn bị sử dụng để ngăn trên.
Giảm thiểu số lần mở tủ lạnh và thời gian mở tủ để tránh mất độ lạnh của tủ.
Mỗi tháng nên rút điện, rã đông tủ một lần. Trong một số trường hợp không nhìn thấy tủ đóng tuyết nhưng thực tế, các tủ lạnh không đóng tuyết sử dụng công nghệ làm lạnh gián tiếp, tuyết không bám trên bề mặt tủ nhưng vẫn hình thành và bám trong một số bộ phận máy, ống dẫn hơi lạnh. Vì vậy, bạn vẫn cần thao tác rã đông hàng tháng để tuyết tan ra, giúp cho hoạt động lưu thông khí lạnh tốt hơn.
Khi lau chùi tủ hoặc di chuyển tủ, phải tắt nguồn điện vào tủ lạnh.
Thường xuyên kiểm tra giăng cao su cánh tủ, nếu giăng bị hở thì độ lạnh của tủ sẽ kém và máy làm lạnh của tủ phải làm việc nhiều lên, gây tốn điện.
Không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ.
Không nên để lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5 mm.
Không xếp thức ăn quá dày trong tủ.
Không dùng vật cứng, sắc nhọn để cạy băng đóng trong tủ.
Không nên để thức ăn tươi sống quá lâu trong tủ.
Các thức ăn có mùi cần phải đặt trong hộp bảo quản.
Theo Điện Lực Việt Nam