Skip to content

Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng quen thuộc phổ biến trong căn bếp hiện đại. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công dụng và cách sử dụng hiệu quả của lò vi sóng. Có rất nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng lò vi sóng khiến thức ăn bị bắn tung tóe, khó vệ sinh, cài đặt sai chế độ,...

Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Không đọc hướng dẫn trước khi sử dụng lò vi sóng rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều vấn đề rủi ro như: cháy nổ, vỡ, cách đặt đồ ăn vào lò, cách vệ sinh lò vi sóng,... Ngoài ra nếu bạn không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng sẽ không biết cách xử lý các vấn đề phát sinh. Ví dụ, có sự cố như lò vi sóng không hoạt động đúng cách hoặc có tiếng động lạ, việc không đọc hướng dẫn có thể làm cho người dùng không biết phải làm gì và phải xử lý như thế nào.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng lò vi sóng, việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng là rất quan trọng giúp người dùng hiểu rõ về các tính năng và quy trình hoạt động của lò vi sóng, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình. Khi lò vi sóng gặp lỗi thì bạn cũng có thể tự khắc phục sửa lò vi sóng với những lỗi cơ bản tại nhà. 

Không vệ sinh lò vi sóng thường xuyên

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thường xuyên làm sạch lò vi sóng sau hơn một tháng sử dụng? Mặc dù lò vi sóng có vẻ sạch sẽ từ bên ngoài, nhưng bên trong lại ẩn chứa những mảng thức ăn nhỏ nhắn bắn ra trong quá trình hâm nóng thức ăn. Những mảng này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn nếu để tồn tại quá lâu. Hơn nữa, chúng có thể trở thành các mảng bám cứng đầu, khó chùi rửa. Việc làm sạch lò vi sóng thường xuyên là cách để ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn này đối với sức khỏe của bạn. Các bà nội trợ có thể tận dụng các nguyên liệu như giấm, chanh, baking soda, hoặc nước rửa chén, nước rửa kính... để hỗ trợ quá trình vệ sinh một cách dễ dàng hơn.

Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng
Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng

Sử dụng hộp nhựa cho vào lò vi sóng

Nếu sản phẩm nhựa có nhãn "an toàn với lò vi sóng" hoặc có dòng chữ "microwave-safe" trên đó, bạn có thể an tâm đặt chúng vào lò vi sóng. Những sản phẩm này được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng hoặc nứt vỡ. Vì vậy, đây là lựa chọn an toàn cho việc sử dụng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chỉ nên đặt sản phẩm nhựa hoặc hộp nhựa trong lò vi sóng trong khoảng 3 phút. Ngoài ra, khi sử dụng trong lò vi sóng, hãy nhớ không đậy nắp hộp lại để tránh tạo ra áp suất bên trong.

Ngoài các hộp nhựa chuyên dụng kể trên thì các hộp nhựa khác đều không an toàn khi cho vào lò vi sóng. Bởi chúng chứa các hóa chất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, vì những chất này dễ dàng tan chảy và tiếp xúc với thực phẩm trong hộp. Ví dụ, nhựa BPA, khi tiếp xúc với thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim, thậm chí là vô sinh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chỉ sử dụng các loại hộp được thiết kế đặc biệt cho việc sử dụng trong lò vi sóng hoặc tốt hơn là sử dụng các thố thủy tinh an toàn cho việc sử dụng trong lò vi sóng.

Không nên sử dụng hộp nhựa cho lò vi sóng
Không nên sử dụng hộp nhựa cho lò vi sóng

Cài đặt chế độ không phù hợp

Một trong những vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng lò vi sóng là thức ăn không được làm nóng đều. Tuy nhiên, thường thì không phải do công suất hoặc thời gian nấu, mà là do mức độ công suất được lựa chọn. Thường người ta không quan tâm đến cài đặt chức năng của lò vi sóng, thay vào đó chỉ đặt ở mức công suất cao nhất và bắt đầu nấu.

Đặt lò ở chế độ công suất cao nhất có thể khiến phần trên của thức ăn nhanh chóng nóng lên, nhưng bên trong vẫn còn lạnh. Để tránh tình trạng này, hãy chọn một cài đặt công suất thấp hơn và thời gian nấu lâu hơn. Mặc dù điều này có nghĩa là bạn cần phải đợi thêm vài phút để thức ăn nấu chín hơn nhưng cách này sẽ đảm bảo thức ăn được nấu chín đều từ bên trong ra. Ngoài ra, việc sử dụng công suất thấp cũng rất hữu ích khi muốn làm mềm bơ hoặc kem mà không làm chúng tan chảy hoặc sôi.

Chọn công suất và chức năng phù hợp
Chọn công suất và chức năng phù hợp

Đặt lò vi sóng gần các thiết bị khác

Để tận dụng không gian, nhiều gia đình thường đặt lò vi sóng trên đỉnh của tủ lạnh, lò nướng hoặc gần bếp. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Lò vi sóng có công suất lớn nên không thể dùng chung nguồn điện với các thiết bị khác như bếp điện, bàn là. Bạn nên ngừng các thiết bị khác khi sử dụng lò vi sóng. Ngoài ra, lò vi sóng có thể làm nhiễu sóng hình ảnh và âm thanh của các thiết bị tivi, radio,... Vì vậy bạn nên đặt lò vi sóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa tưởng khoảng 10- 15cm và cách mặt đất khoảng 80cm. 

Vị trí thích hợp đặt lò vi sóng
Vị trí thích hợp đặt lò vi sóng

Mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng

Khi sử dụng lò vi sóng, việc mở cửa đột ngột có thể gây ra một số vấn đề an toàn và tạo điều kiện cho sóng vi ba lan ra ngoài mất kiểm soát và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm nóng thực phẩm mà còn có thể tác động đến an toàn của người sử dụng. Khi sóng vi ba lan tỏa ra môi trường xung quanh sẽ gây hại cho sức khỏe. Và việc mở cửa lò vi sóng trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến hiện tượng thức ăn nóng bắn ra ngoài một cách bất ngờ, gây nguy hiểm đối với người sử dụng bởi có khả năng gây bỏng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, việc giữ cửa lò vi sóng đóng kín trong quá trình sử dụng là rất quan trọng. Nếu cần phải kiểm tra thức ăn, hãy chờ cho đến khi quá trình nấu nướng hoàn thành hoặc dừng lò và mở cửa cẩn thận để kiểm tra.

Không nên mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng
Không nên mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng

Dùng túi nilon bọc thực phẩm và cho vào lò

Với vai trò bảo vệ thực phẩm, thức ăn thừa không cho vi khuẩn côn trùng xâm nhập nhưng màng bọc nilon được khuyến cáo không nên bọc thực phẩm và cho vào lò. 

Các chất phụ gia như DEHA ( chất tạo dẻo để sản xuất màng bọc thực phẩm) và DEHP (là một loại hợp chất hữu cơ, dung môi có dạng lỏng không màu, trong suốt, có khả năng hòa tan trong các dung môi hữu cơ thông thường),được sử dụng trong quá trình sản xuất màng bọc thực phẩm có thể trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe khi tiếp xúc với thực phẩm trong lò vi sóng. Sự nhiệt độ cao có thể làm cho những chất này bị tan chảy và lẫn vào thực phẩm, gây ra các bệnh nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Không bọc thực phẩm bằng túi nilong cho vào lò
Không bọc thực phẩm bằng túi nilong cho vào lò

Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng các loại màng bọc thực phẩm như PE và PVC không phù hợp để sử dụng trong lò vi sóng. Đặc biệt, màng PVC thường chứa các hợp chất như DEHA và DEHP, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Thay vào đó, các loại màng này thích hợp hơn để bọc thực phẩm để bảo quản ở nhiệt độ bình thường hoặc trong tủ lạnh, giúp đảm bảo an toàn cho thực phẩm và sức khỏe của bạn.

Một số loại thực phẩm không được cho vào lò vi sóng

Thực tế có một số loại thực phẩm/ món ăn không nên cho vào lò vi sóng hâm nóng hoặc làm chín.

Bánh mì

Khi đặt bánh mì vào lò vi sóng để hâm nóng sẽ làm cho bánh mì trở nên khô và cứng, làm mất đi sự mềm mịn và hương vị tự nhiên của nó. Vì vậy, nếu muốn làm nóng bánh mì, tốt nhất là sử dụng lò nướng thay vì lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bánh mì thì sử dụng giấy bạc để bọc bánh mì trước khi đặt vào lò. Phương pháp này sẽ giữ cho lớp vỏ của bánh mì không bị cứng và bánh mì được hâm nóng đồng đều.

Trứng

Mọi người thường nghĩ rằng nên cho trứng vào lò vi sóng làm chín cho nhanh và tiện. Nhưng trứng là loại thực phẩm dễ vỡ nhất là trong môi trường nhiệt độ cao sẽ bị nổ, vừa bẩn lại vừa có nguy cơ gây cháy nổ lò. Để tránh trứng bị nổ bắn tung tóe bạn nên làm chín trứng bằng chảo hoặc nồi hấp sẽ an toàn hơn. 

Các loại rau củ có lớp vỏ dày

Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo, nho,...có hiện tượng nổ văng khi nấu chín trong lò vi sóng do áp suất bên trong tăng lên, làm nứt vỏ bên ngoài. Đặc biệt, những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò vi sóng có thể phát ra ngọn lửa xanh, đỏ hoặc vàng gây ra hiện tượng nổ lò. Để tránh tình trạng này, bạn nên gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ vào thân củ trước khi đặt vào lò vi sóng giúp làm giảm áp suất bên trong và tránh hiện tượng bị nổ.

Nấm

Nấm cung cấp chất dinh dưỡng phong phú hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của chúng thì nên ăn ngay sau khi chế biến. Không nên tái nấu hoặc hâm nóng món ăn từ nấm, vì quá trình này có thể làm biến chất các protein và dưỡng chất trong nấm, tạo ra các chất độc hại cho hệ tiêu hóa.

Hải sản có vỏ cứng

Các loại hải sản có vỏ cứng như cua, sò, ốc... khi cho vào lò vi sóng có thể làm mất đi hoàn toàn chất dinh dưỡng và hương vị đặc trưng của thực phẩm. Đặc biệt, quá trình này cũng có thể tạo ra các phân tử gây mùi khó chịu giống như mùi của cao su. Nếu bạn sơ chế gỡ bỏ vỏ của các loại hải sản rồi cho vào lò để giảm thiểu rủi ro thì hương vị của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Dưới tác động của tia bức xạ, phần hải sản này sẽ trở nên nhão và có mùi khó chịu. Vì vậy, hãy thưởng thức các món hải sản yêu thích của bạn bằng cách nướng trong lò hoặc đơn giản là hấp trong nồi để giữ nguyên hương vị thơm ngon.

Thịt gà

Nhiều người sử dụng lò vi sóng để nấu chín thịt gà giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nấu gà trong lò vi sóng không chỉ khiến thịt gà không chín đều mà còn không đạt đủ nhiệt độ để tiêu diệt hết vi khuẩn có trong thịt gà. Do vậy, với thịt gà bạn nên chọn cách chế biến truyền thống trong nồi, chảo, lò nướng hoặc trên vỉ nướng. Chỉ sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn.

Cho thực phẩm vào lò mà không đậy nắp

Khi bạn cho thực phẩm vào lò mà không đậy nắp sẽ gây mất an toàn và có thể gây ra những vấn đề khác nhau. Khi không đậy nắp, các phản ứng trong quá trình nấu nướng có thể tạo ra hơi nước và hơi nóng, gây ra hiện tượng bắn nước và thức ăn có thể bắn ra ngoài lò, làm các mảng thức ăn bám lên thành lò gây mất vệ sinh thậm chí ảnh hưởng đến bề mặt bên trong của lò làm giảm tuổi thọ. Để tránh các vấn đề này, việc đậy nắp khi đặt thực phẩm vào lò vi sóng là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình nấu nướng. Nếu trong quá trình sử dụng lò vi sóng bị hỏng hóc hay gặp phải lỗi không thể tự khắc phục hãy liên hệ với đội ngũ sửa lò vi sóng tại nhà đến kiểm tra và tư vấn nhanh chóng.

Đậy nắp thực phẩm trước khi cho vào lò giúp đảm bảo an toàn
Đậy nắp thực phẩm trước khi cho vào lò giúp đảm bảo an toàn
5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch tại miền bắc - 0985.41.81.91 - Baohanhbosch24h.com

  • Hỗ trợ 24h: 0936.54.54.58 Toàn quốc Baohanhboschvietnam.vn

  • Khu Đô Thị Văn Quán - Xa La Hà Đông: 0977.41.81.91
  • 45 Quang Trung Hà Đông - Mê Trô - Yên Nghĩa: 024 22.42 29.11
  • 457 Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: 0936.178.559
  • 110 Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh
  • Khu Đô Thị Dương Nội - Nam Cường Văn Khê: 0916.131.001
  • 299 Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa  Tân - Mỹ Đình: 0934. 676. 559
  • CT3 Linh Đàm - Khu Đô Thị Kim Văn Kim Lũ: 0906.54.54.58
  • 133 Thái Hà - Lê Văn Lương - Tây Sơn - Đống Đa 0917.418.191
  • K7 Bách Khoa - Trường Chinh - Minh Khai - Lê Trọng Tấn: 0936.545.458
  • 29 Định Công - Lê Trọng Tấn - Cầu Lủ - Bùi Xương Trạch: 0972.704.989
  • 62 Liễu Giai - Thuỵ Khuê - Nguyễn Chí Thanh: 024.22.424.514
  • Khu Đô Thị Pháp Vân , Ngọc Hồi, Văn Điển: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • 189 Hoàng Hoa Thám - Âu Cơ: 0936.17.85.59
  • 64 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ.  0917.41.81.91
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0938.54.54.58
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - TIME CITY: 0917.54.54.58