Skip to content

Máy giặt cũng có thể trở thành nơi phát tán vi khuẩn

Máy giặt giúp quần áo sạch sẽ nhưng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nguồn vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Ít ai biết được rằng máy giặt, nơi "trả về" cho bạn những bộ quần áo sạch sẽ lại là nơi ẩn náu tuyệt vời của nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc.

Để tiêu diệt các loại vi khuẩn và các chất bẩn, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên giặt quần áo bằng nước nóng và phân loại quần áo để giặt, giặt xong nên xả lại bằng nước nóng.

Thế giới xung quanh ta có những thứ có chức năng làm sạch nhưng bản thân chúng lại chẳng sạch chút nào. Bạn sẽ không thể tin được khi nghe ai nói rằng cái máy giặt của bạn cũng là một ổ vi trùng. Vào năm 2005, đại dịch E.coli ở Anh Quốc đã làm 150 người ngã bệnh và cướp đi mạng sống của một em bé đã khiến các cơ quan y tế phải truy tìm hành tung của con vi khuẩn đáng ghét này. Kết quả thật khó ngờ: Máy giặt lại là hang ổ của đám cơ hội E.coli.Vi khuẩn “di cư” vào máy giặt.

GS Charles Gerba vốn là một chuyên gia về vi sinh vật hiện công tác tại Khoa Đất đai, Nguồn nước và Môi trường thuộc ĐH Arizona (Mỹ) đã cho rằng thật là chủ quan nếu chỉ cứ nghĩ rằng những con vi khuẩn như E.coli hoặc Salmonella chỉ có thể tá túc trong nhà bếp. Theo GS Gerba, có rất nhiều loại vi khuẩn “di cư” vào máy giặt từ các “phụ tùng” như đồ lót, vớ, áo ngực...

Máy giặt cũng có thể trở thành nơi phát tán vi khuẩn

Để truy tìm chứng cứ rằng máy giặt có thể là một nguồn lây truyền các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, vi khuẩn gây nên, các nhà khoa học đã bắt tay vào việc phân tích, xét nghiệm. Trong những cuộc nghiên cứu lấy từ mẫu... nước giặt quần áo, các nhà khoa học đã ghi nhận được những thành phần “lạ” bao gồm đất, dầu mỡ, tóc, cặn bã và các sợi vải quần áo... Trong đó có một nhóm vi khuẩn khét tiếng là E.coli. Loại vi khuẩn này có mặt ở trong máy giặt do một nguyên nhân chính là các mẩu phân “vô tình” dính vào quần lót. Riêng một nghiên cứu do GS Gerba thực hiện (được tài trợ bởi công ty hóa chất chlorine của Mỹ) cho thấy 60% máy giặt do ông nghiên cứu bị nhiễm các vi khuẩn dạng coli và trong số các dạng coli này thì E.coli chiếm 10%.

Thường xuyên làm sạch máy giặt

Để tiêu diệt các loại vi khuẩn và các vật chất dơ bẩn có trong máy giặt, các chuyên gia về vệ sinh y tế đề nghị nên giặt quần áo bằng nước nóng. Nên phân loại quần áo ra để giặt, như giặt riêng các loại “phụ tùng” và ngay sau đó nên xả lại bằng nước nóng và để cho máy giặt thật khô ráo. Cũng nên giặt các loại y phục “nhạy cảm” bằng thuốc tẩy. Khi quần áo giặt xong cần lấy ra khỏi máy giặt và đem phơi ở nơi có nhiều nắng, không nên để quần áo vừa giặt xong ở những góc ẩm ướt như góc nhà tắm... Khi phơi quần áo xong, điều trước tiên là đi rửa thật kỹ đôi bàn tay của bạn.

Nên bảo dưỡng vệ sinh máy giặt đều đặn, ít nhất là 2 lần / tháng. Hạn chế sử dụng các chất làm mềm tơ sợi vì những sản phẩm này sẽ để lại dầu và silicone nằm lại trong máy giặt sẽ càng làm máy giặt bẩn hơn và càng dễ “cấp visa” cho đám vi khuẩn chuyên môn chực chờ rình rập để giở trò tàn phá sức khỏe con người. Lâu lâu cũng nên bỏ xà bông, thuốc tẩy (không bỏ quần áo) vào máy giặt, chạy nước nóng và “giặt” như bình thường. Trước thảm họa vi khuẩn đề kháng với kháng sinh, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng không nên đặt niềm tin vào những lời quảng cáo cho các sản phẩm tẩy rửa có pha thêm kháng sinh.

Chú ý màu lạ trên quần áo trắng

Những loại vi khuẩn trong máy giặt không những hiện diện ở lần giặt này mà còn ở đó chờ thêm “quân” ở lần giặt tiếp theo. Nếu máy giặt không được vệ sinh thuờng xuyên và đúng cách, cộng thêm với môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở. Hơn nữa, cặn đất, mảnh vải còn nằm lại trong máy sẽ càng làm tăng mức dơ bẩn lên gấp nhiều lần. Khi giặt xong quần áo trắng mà bạn thấy những vết màu lạ xuất hiện thì đây là lúc bạn cần phải lau chùi máy giặt.

Theo xinhxinh

4/5 (3000 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch tại miền bắc - 0985.41.81.91 - Baohanhbosch24h.com

  • Hỗ trợ 24h: 0936.54.54.58 Toàn quốc Baohanhboschvietnam.vn

  • Khu Đô Thị Văn Quán - Xa La Hà Đông: 0977.41.81.91
  • 45 Quang Trung Hà Đông - Mê Trô - Yên Nghĩa: 024 22.42 29.11
  • 457 Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: 0936.178.559
  • 110 Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh: 024 63.29 .81.33
  • Khu Đô Thị Dương Nội - Nam Cường Văn Khê: 0916.131.001
  • 299 Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa  Tân - Mỹ Đình: 0934. 676. 559
  • CT3 Linh Đàm - Khu Đô Thị Kim Văn Kim Lũ: 0906.54.54.58
  • 133 Thái Hà - Lê Văn Lương - Tây Sơn - Đống Đa: 024.63.29.1992
  • K7 Bách Khoa - Trường Chinh - Minh Khai - Lê Trọng Tấn: 0936.545.458
  • 29 Định Công - Lê Trọng Tấn - Cầu Lủ - Bùi Xương Trạch: 0972.704.989
  • 62 Liễu Giai - Thuỵ Khuê - Nguyễn Chí Thanh: 024.22.424.514
  • Khu Đô Thị Pháp Vân , Ngọc Hồi, Văn Điển: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • 189 Hoàng Hoa Thám - Âu Cơ: 0936.17.85.59
  • 64 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ: 024.63.27.21.66
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0938.54.54.58
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn024.63 . 29.70. 00
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - TIME CITY: 0917.54.54.58