Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng
Lò vi sóng hoạt động bằng cách sử dụng sóng vi ba. Loại sóng này sẽ phản ứng bởi nước, chất béo, đường các chất hữu cơ, được phát ở đúng tần số để có thể đi sâu vào trong thức ăn và truyền năng lượng cho nước bên trong thực phẩm, sinh ra ma sát lớn giữa các phân tử và từ đó sản sinh nhiệt năng làm thức ăn nóng lên. Đây là lý do tại sao lò vi sóng có thể nấu chín thức ăn trong thời gian ngắn hơn so với lò nướng thông thường.
Không nên nhầm lẫn sóng vi ba với các dạng tia năng lượng khác, như tia X. Sóng vi ba không khiến thực phẩm hoặc cấu tạo của lò nhiễm phóng xạ. Khi lò vi sóng tắt, sóng vi ba sẽ biến mất, chúng không còn trong thực phẩm hoặc lò nướng.

Hiểu được nguyên lý hoạt động của lò vi sóng có thể giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng thiết bị. Ngoài ra, lò vi sóng có tấm chắn kim loại và màn chắn kim loại trên cửa sổ giúp ngăn bức xạ thoát ra khỏi lò, do đó sẽ không gây ra bất kỳ nguy cơ gây hại nào.
Để an toàn nhất, đừng áp mặt vào cửa và giữ khoảng cách lò nướng ít nhất 30 cm. Khoảng cách càng xa thì ảnh hưởng của sóng vi ba càng thấp. Nếu lò vi sóng của bạn đã cũ, hư hỏng và không thể sửa lò vi sóng hoặc nếu cửa không thể đóng đúng cách, hãy cân nhắc mua lò mới.
Nấu nướng an toàn trên lò vi sóng
1. Đảm bảo dinh dưỡng khi sử dụng lò vi sóng
Tất cả các phương pháp nấu nướng, bằng lò vi sóng, bếp từ, bếp hồng ngoại…, đều có tác động nhất định đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn nấu quá chín thực phẩm vì có thể khiến chất dinh dưỡng bị mất đi.
Vì khi nấu bằng lò vi sóng, thời gian nấu ngắn hơn và sử dụng ít nước hơn nên chất dinh dưỡng bị mất đi ít hơn. Để giúp bảo quản chất dinh dưỡng khi nấu thực phẩm bằng lò vi sóng, tốt nhất là bạn nên hâm nóng thực phẩm đều nhất có thể. Sau đây là một số bước giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng trong thực phẩm:
- Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ.
- Lọc xương khỏi thức ăn.
- Thêm chất lỏng (như nước, nước trái cây hoặc nước sốt) vào thức ăn rắn.
- Dừng lại giữa chừng khi nấu để khuấy hoặc đảo thức ăn.
- Đậy thực phẩm bằng nắp đậy an toàn với lò vi sóng hoặc màng bọc thực phẩm an toàn với lò vi sóng để giữ hơi nước.
- Chỉ sử dụng những sản phẩm có nhãn “an toàn với lò vi sóng”.
- Thực hiện theo hướng dẫn về “thời gian chờ” sau khi thực phẩm được làm nóng. Việc thực hiện theo thời gian chờ được hướng dẫn là rất quan trọng vì trong thời gian này, thực phẩm tiếp tục được nấu chín để đạt đến nhiệt độ bên trong an toàn. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trên bao bì thực phẩm hoặc công thức nấu nướng.
2. Rã đông, nấu và hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng
Dù có thể nhận định lò vi sóng an toàn để sử dụng nhưng trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do xử lý và nấu thực phẩm không đúng cách. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thực phẩm sống như thịt, hải sản, gia cầm và trứng...
Có một số mẹo để rã đông, nấu và hâm nóng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng.
- Rã đông hoàn toàn thực phẩm đông lạnh trước khi nấu. Nếu đem phần thực phẩm chưa rã đông hết vào lò vi sóng sẽ dẫn đến việc đồ ăn được nấu chín không đều.
- Lấy thực phẩm ra khỏi bao bì bao gồm màng bọc thực phẩm, hộp đựng đông lạnh hoặc khay xốp trước khi rã đông và nấu. Những vật dụng này không an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
- Không tái sử dụng khay hoặc hộp đựng đi kèm với thực phẩm tiện lợi dùng trong lò vi sóng. Những thứ này chỉ được làm để sử dụng một lần.
- Không sử dụng chảo kim loại hoặc giấy bạc trong lò vi sóng bởi có thể làm hỏng lò, mất thêm chi phí sửa lò vi sóng và khiến thức ăn chín không đều. Chỉ sử dụng đồ thủy tinh, nhựa hoặc đồ đá có nhãn “an toàn với lò vi sóng”.
- Không rã đông thực phẩm trong lò vi sóng quá 2 giờ. Nên đặt chế độ hẹn giờ để thiết bị dừng nấu vào thời gian chính xác nhất.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thiết bị để cài đặt nhiệt độ, chế độ nấu nướng phù hợp và áp dụng các mẹo trên để đảm bảo thực phẩm được nấu chín đều. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng ở những vị trí không được làm nóng và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Nếu bạn sử dụng lò vi sóng để tăng tốc thời gian nấu, bạn phải ngay lập tức chuyển sang phương pháp nấu khác như lò nướng hoặc bếp. Không nên nấu gia cầm nguyên con trong lò vi sóng. Không sử dụng lò vi sóng để nấu các sản phẩm gà tẩm bột đông lạnh. Điều này có thể dẫn đến việc nấu không đều và một số phần của thực phẩm có thể chưa chín.
- Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm của bạn đã đạt đến nhiệt độ bên trong an toàn. Kiểm tra nhiệt độ ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở vùng thịt dày nhất. Nếu bạn hâm nóng thức ăn thừa, hãy luôn hâm nóng ở nhiệt độ tối thiểu là 74ºC.
- Hãy cẩn thận khi hâm nóng thức ăn và lấy đồ ăn ra khỏi lò vi sóng. Sử dụng găng tay lò nướng hoặc miếng lót nồi để bảo vệ tay.
- Tránh làm chất lỏng quá nóng bằng cách dừng lò vi sóng giữa quá trình đun nóng để khuấy chất lỏng.
- Không sử dụng lò vi sóng nếu cửa lò không đóng chặt hoặc bị hư hỏng. Nếu bạn có kinh nghiệm sửa chữa lò vi sóng hoặc dạy nghề điện lạnh, bạn có thể kiểm tra, thay thế cửa tại nhà. Nhưng nếu không tự tin hoặc không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên liên hệ tới các trung tâm sửa lò vi sóng, sửa bếp từ Fagor… để chuyên gia tới kiểm tra.
- Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng bằng nước và chất tẩy rửa nhẹ cả bên trong và bên ngoài. Lưu ý, trước khi mua chất tẩy rửa cho lò vi sóng, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia để lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp với thiết bị.
Tham khảo từ: unlockfood.ca